Vấn đề con người luôn là sự quan tâm luận bàn của các trường phái triết học xưa nay. Tuy nhiên, tùy theo mỗi thời kỳ lịch sử mà sự nghiên cứu về con người có góc độ và khía cạnh khác nhau. Con người đã có nhiều khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh nhưng còn ít khám phá, tìm hiểu về chính mình, đặc biệt về những bi kịch của con người trong xã hội. | Quan niệm của một số nhà mỹ học Đức về bi kịch con người Nguyễn Duy Cường1 1 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Email: duycuong02029191@ Nhận ngày 13 tháng 4 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 4 tháng 5 năm 2016. Tóm tắt: Vấn đề con người luôn là sự quan tâm luận bàn của các trường phái triết học xưa nay. Tuy nhiên, tùy theo mỗi thời kỳ lịch sử mà sự nghiên cứu về con người có góc độ và khía cạnh khác nhau. Con người đã có nhiều khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh nhưng còn ít khám phá, tìm hiểu về chính mình, đặc biệt về những bi kịch của con người trong xã hội. Từ khóa: Bi kịch, con người, mỹ học Đức. Abstract: The human has always been a topic of discussions of philosophical schools in both the past and at present. However, in different periods of history, the study on man has had various perspectives and aspects. Man has made many discoveries to understand the surrounding world, but not many to understand himself, especially to understand human tragedies in the society. In this paper, the author discusses the views on the human tragedy in German aesthetics from F. Hegel to K. Jaspers. Keywords: Tragedy, human, German aesthetics. 1. Đặt vấn đề Sinh thời Marx và Engels rất yêu thích bi kịch Hy Lạp cổ đại và bi kịch Anh. Khi trả lời hai con gái Jenny và Laura, Marx viết: “Etsin và Shakespeare là hai nhà thiên tài vĩ đại nhất về kịch của nhân loại” [5, ]. Những tác phẩm bi kịch theo Marx, có ý nghĩa giáo dục vô cùng to lớn không chỉ ở nội dung mà ngay cả ở “cách diễn đạt độc đáo” của các tác giả. Không phải thời kỳ cổ đại Hy Lạp hay thời kỳ Phục hưng ở nước Anh mới có những tác phẩm bi kịch tuyệt vời. Nhân loại đã biết đến những tên tuổi lừng danh như Lessing, Schiller và Goethe. Những tác phẩm của Goethe bày tỏ thái độ căm ghét thời Trung cổ, phê phán chế độ phong kiến, chuyên chế khắc kỷ. Lassan cũng viết nên tác phẩm bi kịch lớn mang tính toàn nhân loại mà đến nay vẫn còn nhiều điều phải luận bàn. Nước Đức không chỉ sản sinh .