Sai lệch xã hội đối lập với chuẩn mực xã hội. Sai lệch xã hội là những hành vi vi phạm hoặc đi chệch khỏi các chuẩn mực xã hội. Sai lệch xã hội có nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào từng nền văn hóa. Có thể có những hành vi được coi là sai lệch xã hội trong một nền văn hóa này, song lại được coi là bình thường trong một nền văn hóa khác. Sai lệch xã hội có thể có tính tích cực. | Sai lệch xã hội nhìn từ góc độ xã hội học Nguyễn Đình Tấn1 1 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Email: nguyendinhtan@ Nhận ngày 9 tháng 11 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 12 năm 2016. Tóm tắt: Sai lệch xã hội đối lập với chuẩn mực xã hội. Sai lệch xã hội là những hành vi vi phạm hoặc đi chệch khỏi các chuẩn mực xã hội. Sai lệch xã hội có nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào từng nền văn hóa. Có thể có những hành vi được coi là sai lệch xã hội trong một nền văn hóa này, song lại được coi là bình thường trong một nền văn hóa khác. Sai lệch xã hội có thể có tính tích cực. Thanh niên là lớp người dễ thay đổi, do đó dễ có sai lệch xã hội, cả sai lệch tiêu cực và sai lệch tích cực. Từ khóa: Sai lệch xã hội, chuẩn mực xã hội, xã hội học. Abstract: Social deviance is seen versus social norms. It includes behaviours that infringe or deviate from the norms, and has different forms that vary from one culture to another. Some behaviours can be regarded as social deviance in a culture, while as normal in another. Social deviance can be positive. Being prone to change, youths can easily be subjects to social deviance, both negatively and positively. Keywords: Social deviance, social norms, sociology. 1. Đặt vấn đề Sai lệch xã hội là một khái niệm của xã hội học. Sai lệch xã hội là gì? Nó có đặc điểm, hình thức và các yếu tố cấu thành như thế nào? Các vấn đề này còn ít được nghiên cứu và cần được làm sáng tỏ hơn. Bài viết này đề cập đến các vấn đề trên. 2. Sai lệch xã hội Trong xã hội học, sai lệch xã hội đối lập với chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực xã hội được hiểu là quy tắc được đa số các thành viên trong xã hội thừa nhận và tuân thủ một cách tự giác. Hành vi chuẩn mực xã hội thường được dư luận xã hội ca ngợi, khen thưởng. Chuẩn mực xã hội quy định tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái cho phép, cái không được phép hoặc cái không bắt buộc, cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi cá nhân nhằm bảo đảm xã hội vận hành