Bài viết nêu lên nhằm phục hồi và duy trì các giá trị ngành nghề truyền thống ở Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã có chính sách đào tạo và phát triển nghề tại địa phương. Nhiều ngành nghề nổi trội ở Bắc Kỳ được thúc đẩy trong thời kỳ Pháp thuộc vẫn tồn tại đến ngày nay. | Tiểu thủ công nghiệp ở Bắc Kỳ thời Pháp thuộc Trần Thị Phương Hoa1 1 Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: tranphhoa@ Nhận ngày 16 tháng 11 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 8 tháng 1 năm 2017. Tóm tắt: Ngay khi chiếm đóng và đặt bộ máy cai trị ở Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã tiến hành tìm hiểu và nhận thấy xứ này có truyền thống tiểu thủ công nghiệp, có thể đóng góp nhằm tăng giá trị xuất khẩu phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế. Các khảo sát của người Pháp cho thấy, các nghề thủ công nghiệp Bắc Kỳ đã từng có một quá khứ huy hoàng nhưng ở vào thời điểm cuối thế kỷ XIX, quá khứ ấy đã lụi tàn. Nhằm phục hồi và duy trì các giá trị ngành nghề truyền thống ở Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã có chính sách đào tạo và phát triển nghề tại địa phương. Nhiều ngành nghề nổi trội ở Bắc Kỳ được thúc đẩy trong thời kỳ Pháp thuộc vẫn tồn tại đến ngày nay. Từ khoá: Tiểu thủ công nghiệp, Pháp thuộc, dạy nghề, tập nghề. Abstract: Immediately after occupying and establishing the ruling apparatus in Bắc Kỳ (or Tonkin, now Northern Vietnam), the French found that the region had a tradition of small and handicraft industries, which could contribute to raising the values of exports and serving their economic exploitation. French surveys showed that the handicrafts there had had a splendid past which perished in the end of the 19th century. So as to revive and maintain the traditional crafts, the French implemented policies on vocational training and development in the region. Many of the region’s outstanding occupations were then promoted and still exist today. Keywords: Small and handicraft industries, French colonial era, vocational training, vocational. 1. Mở đầu Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam sớm quan tâm tìm hiểu về các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam trước năm 1945, đặc biệt là thời kỳ Pháp thuộc. Có hai tác phẩm tiêu biểu là Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam (của Phan Gia Bền xuất bản năm 1957) và Tiểu thủ 38 công nghiệp Việt