Con gà trong ngôn ngữ và văn hóa Việt

Con gà là một trong 12 con giáp. Nó còn được gọi là ca, dậu, ga, cha, kê. Gà không chỉ có giá trị kinh tế và ẩm thực, mà còn có ý nghĩa về tâm linh. Gà biểu trưng cho đồng hồ thời gian; về trạng thái, đức tính, phẩm chất con người; về năng lực, vận hội, sự may rủi, nghèo khó và giàu sang. Con gà là khái niệm thường dùng trong ngôn ngữ và là biểu tượng đặc sắc trong văn hóa Việt Nam. | Con gà trong ngôn ngữ và văn hóa Việt Lê Đức Luận1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. Email: leducluan3@ 1 Nhận ngày 04 tháng 12 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 1 năm 2017. Tóm tắt: Con gà là một trong 12 con giáp. Nó còn được gọi là ca, dậu, ga, cha, kê. Gà không chỉ có giá trị kinh tế và ẩm thực, mà còn có ý nghĩa về tâm linh. Gà biểu trưng cho đồng hồ thời gian; về trạng thái, đức tính, phẩm chất con người; về năng lực, vận hội, sự may rủi, nghèo khó và giàu sang. Con gà là khái niệm thường dùng trong ngôn ngữ và là biểu tượng đặc sắc trong văn hóa Việt Nam. Từ khóa: Biểu tượng, gà, ngôn ngữ, văn hóa, Việt Nam. Abstract: The rooster is one of the 12 animals of the oriental zodiac. It bears not only economic and gastronomic values, but also spiritual meaning, symbolising a timepiece, human moods and qualities, capacities and luck, and poverty and wealth. The image of the rooster is often utilised in the Vietnamese language and culture as a special emblem. Keywords: Emblem, rooster, language, culture, Vietnam. 1. Dẫn nhập Biểu trưng năm Dậu với hình ảnh con gà từ lâu đã đi vào tâm thức người Việt. Vì sao như vậy? Để trả lời câu hỏi này bài viết phân tích đặc điểm của con gà trong ngôn ngữ và văn hóa Việt. 2. Con gà trong ngôn ngữ Việt Gà trong tiếng Việt cũng được gọi là: dậu, ca, cà, ga, cha, kê. Người miền Trung gọi gà là ca, cà; người vùng Bắc Quảng Bình và Nam Hà Tĩnh gọi gà là ga, riêng vùng Bắc 52 Quảng Bình gọi gà là cha. Âm “cha” có thể là âm cổ hơn âm “ca”. Âm vị /c/ và /k/ đều nằm cùng hàng âm vô thanh, không bật hơi, ồn, tắc [1, ]. Trong tiếng Lào, “con ca” là “tô cày” [3]. “Ca” và “cày” đều cùng nguồn gốc. Có thể “ca” và “kê” là hai dạng thể biến âm của nhau bởi chúng đều chung âm vị /k/. Âm “ga” là quá trình biến đổi ngữ âm trung gian giữa “ca” và “gà” bởi “ga” phản ánh thời kì tiếng Việt ban đầu không có thanh điệu rồi đến ba thanh ở thế kỉ thứ VI và 6 thanh vào thế kỉ XII do ảnh hưởng của hệ ngôn ngữ Hán Tạng [1,

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.