Nghiên cứu an sinh xã hội (ASXH) trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam đòi hỏi phải chú ý đến chính sách an sinh đối với các gia đình. Tuy nhiên, có rất ít chính sách an sinh xã hội dành riêng cho gia đình, lấy gia đình làm đơn vị thụ hưởng hay can thiệp ở Việt Nam. Trong khi đó, các chính sách an sinh xã hội dành cho đối tượng cụ thể hay những thành viên xác định trong mỗi gia đình lại có khá nhiều. Thực tế đó phản ánh sự thiếu hụt các chính sách an sinh cho gia đình hiện nay. | Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội cho gia đình Việt Nam Đặng Nguyên Anh1 1 Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: danganhphat1609@ Nhận ngày 6 tháng 6 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 7 tháng 7 năm 2017. Tóm tắt: Nghiên cứu an sinh xã hội (ASXH) trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam đòi hỏi phải chú ý đến chính sách an sinh đối với các gia đình. Tuy nhiên, có rất ít chính sách an sinh xã hội dành riêng cho gia đình, lấy gia đình làm đơn vị thụ hưởng hay can thiệp ở Việt Nam. Trong khi đó, các chính sách an sinh xã hội dành cho đối tượng cụ thể hay những thành viên xác định trong mỗi gia đình lại có khá nhiều. Thực tế đó phản ánh sự thiếu hụt các chính sách an sinh cho gia đình hiện nay. Từ khóa: An sinh xã hội, gia đình, chính sách an sinh xã hội, Việt Nam. Phân loại ngành: Xã hội học Abstract: The study of social protection in the context of modernisation and international integration in Vietnam requires that attention be paid to the social protection policies for families. However, there are now in the country only a few of such policies, which are targeted at families and take them as beneficiaries or objects of interventions. Meanwhile, there are many other social protection policies for specific groups of people in the society or members in the family. That fact reflects the lack of such policies for families today. Keywords: Social protection, family, social protection policy, Vietnam. Subject classification: Sociology 1. Đặt vấn đề An sinh xã hội được xây dựng trên mô hình quản lý rủi ro, trong đó có ba chiến lược: phòng ngừa rủi ro, giảm nhẹ rủi ro và khắc phục rủi ro. Hệ thống ASXH được hiểu là toàn bộ các chính sách nhà nước nhằm giúp đỡ các cá nhân, gia đình và các nhóm xã hội quản lý các rủi ro, bất trắc của mình và hỗ trợ cho những 11 Khoa ho ̣c xã hô ̣i Viê ̣t Nam, số 8 - 2017 người nghèo, yếu thế nhất. Một hệ thống ASXH tốt sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của quốc gia. Mặt khác, thông qua các .