Đông Nam Á ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược phát triển toàn cầu của Trung Quốc. Với đặc điểm địa lý án ngữ trên đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á được Trung Quốc coi là con đường thông ra biển ngắn nhất để hỗ trợ thực hiện chiến lược “Đại khai phá miền Tây” và chiến lược “Một trục hai cánh”. | Đông Nam Á trong điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc Nguyễn Thùy Trang1 1 Ban Quản lý Khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: hoangtranguk@ Nhận ngày 7 tháng 7 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 21 tháng 8 năm 2017. Tóm tắt: Đông Nam Á ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược phát triển toàn cầu của Trung Quốc. Với đặc điểm địa lý án ngữ trên đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á được Trung Quốc coi là con đường thông ra biển ngắn nhất để hỗ trợ thực hiện chiến lược “Đại khai phá miền Tây” và chiến lược “Một trục hai cánh”. Bên cạnh đó, những động thái phức tạp của các nước lớn trong cục diện thế giới biến chuyển nhanh chóng càng làm cho Trung Quốc quyết tâm đưa Đông Nam Á trở thành ưu tiên trong chiến lược phát triển toàn cầu của mình. Từ khóa: Chiến lược, điều chỉnh chiến lược, Trung Quốc, Đông Nam Á. Phân loại ngành: Quốc tế học Abstract: Southeast Asia has been increasingly important in China’s global development strategy. Given its special geographical location on a maritime route that links the Indian and Pacific Oceans, the region is seen by Beijing as the shortest way to the sea, which can assist the latter’s strategies of “great development of the West” and of “one axis and two wings”. In addition, complicated moves of the world powers in a rapidly changing world situation have made China growingly determined to prioritise Southeast Asia in its global development strategy. Keywords: Strategy, strategic adjustments, China, Southeast Asia. Subject classification: International studies 1. Mở đầu Tại Đại hội XVIII (2012), Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức tuyên bố phát triển chiến lược cường quốc biển. Trong những năm qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần phát biểu về các khía cạnh của chiến lược cường quốc biển [4] và luôn nhấn mạnh ý nghĩa trọng đại của chiến lược cường quốc biển đối với việc phát 99 Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 - 2017 triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền, an ninh