Bài viết là một đóng góp làm phong phú thêm các công trình nghiên cứu về chủ đề Phật giáo ở Giao Châu trong thiên niên kỷ đầu Công nguyên. Mời các bạn tham khảo! | Phật giáo ở Giao Châu trong thiên niên kỷ đầu Công nguyên Vũ Duy Mền1 1 Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: Nhận ngày 29 tháng 6 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 7 năm 2017. Tóm tắt: Từ thế kỷ I đến thế kỷ III, thành Luy Lâu không chỉ là quận trị đô hộ Giao Chỉ của nhà Hán, mà còn là một trong ba trung tâm Phật giáo nổi trội nhất thời bấy giờ. Phật giáo Luy Lâu thời kỳ này có nhiều yếu tố của Phật giáo Đại thừa. Dòng Thiền Tì Ni Đa Lưu Chi và dòng Thiền Vô Ngôn Thông đều chủ trương truyền bá “Tâm Phật” hay “Tâm ấn”, được dân chúng Giao Châu dễ dàng đón nhận. Trong thiên niên kỷ đầu Công nguyên, Phật giáo từng bước thâm nhập sâu trong cộng đồng người Việt và dần xác lập vị trí quan trọng trong đời sống tín ngưỡng dân tộc. Từ khóa: Giao Chỉ, Giao Châu, Thiền Tì Ni Đa Lưu Chi, Thiền Vô Ngôn Thông. Phân loại ngành: Sử học Abstract: From the 1st to the 3rd century ., Luy Lau citadel was not only the headquarters of the Chinese Han domination of Giao Chi, part of currently (Northern) Vietnam, but also one of three major Buddhist centres in the region. Buddhism in Luy Lau during the period bore many elements of Mahayana Buddhism. Both the Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) and Vô Ngôn Thông (Wu Yantong) meditation sects advocated the dissemination of Tâm Phật (lit. Buddha’s Heart) or Tâm ấn (lit. Buddha’s Seal), which was easily accepted by the people of Giao Chau. During the first millennium ., Buddhism was step by step penetrating into the Vietnamese community to establish its important position in the nation’s activities of religious belief. Keywords: Giao Chi (Jiaozhi), Giao Chau (Jiaozhou), Vinitaruci meditation, Wu Yantong meditation. Subject classification: History 1. Mở đầu Thời Đông Hán có ba trung tâm Phật giáo lớn nổi lên gồm Luy Lâu (thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh), Bành Thành (thuộc 84 Giang Tô, Trung Quốc) và Lạc Dương (thuộc Hà Nam, Trung Quốc). Trong đó, trung tâm Luy Lâu tại Giao Chỉ được hình thành sớm