Nội dung bài viết nói về chính sách mở cửa cho ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Sự thâm nhập ngày càng tăng của các ngân hàng nước ngoài theo lộ trình mở cửa của các hiệp định thương mại tự do đã và đang đặt ra một số thách thức cho khu vực ngân hàng trong nước. | Chính sách mở cửa cho ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam Nguyễn Chiến Thắng1 1 Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: ncthang69@ Nhận ngày 1 tháng 7 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 11 tháng 7 năm 2017. Tóm tắt: Từ khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến nay, Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa sâu rộng trong lĩnh vực ngân hàng, cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam và khuyến khích các ngân hàng trong nước tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để tăng vốn, cải thiện công nghệ và nâng cao trình độ quản lý rủi ro. Quá trình này đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Số lượng các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng; cạnh tranh và hợp tác quốc tế giữa các ngân hàng gia tăng. Tuy nhiên, sự thâm nhập ngày càng tăng của các ngân hàng nước ngoài theo lộ trình mở cửa của các hiệp định thương mại tự do đã và đang đặt ra một số thách thức cho khu vực ngân hàng trong nước. Đó là: áp lực cạnh tranh trong ngành ngày càng tăng; khả năng ngân hàng trong nước mất dần các phân khúc thị trường quan trọng; khả năng các ngân hàng trong nước bị thâu tóm và bị chi phối gia tăng. Từ khóa: Ngân hàng, chính sách mở cửa, ngân hàng nước ngoài, Việt Nam. Phân loại ngành: Kinh tế học Abstract: Since Vietnam joined the World Trade Organisation (WTO), the country has been implementing a profound and extensive policy of openness in the banking sector, allowing 100% foreign-owned banks to be established in Vietnam and encouraging domestic banks to seek foreign strategic investors to raise the capital, improve the technologies and better the risk management. The process has gained positive results, with the rapid increases in the number of 100% foreignowned and joint-venture banks, and the international competition and cooperation among the banks in the country. However, the increasing penetration of foreign banks in line with .