Nghiên cứu thực hiện nuôi các thể nghêu Meretrix lyrata () trong môi trường có chứa đồng (Cu) và chì (Pb) ở các nồng độ khác nhau trong 28 ngày nhằm đánh giá khả năng tích lũy sinh học của các kim loại này vào cơ thể nghêu. | Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 22, Số 2/2017 BIOACCUMULATION OF COPPER AND LEAD BY BIVALVE Meretrix lyrata CULTURED IN WATER – SEDIMENT ENVIRONMENT Đến tòa soạn 5-12-2017 Hoàng Thị Quỳnh Diệu, Nguyễn Văn Hợp, Nguyễn Hải Phong Department of Chemistry, Hue University’s College of Sciences TÓM TẮT NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY SINH HỌC ĐỒNG, CHÌ CỦA NGHÊU (Meretrix lyrata) ĐƯỢC NUÔI TRONG MÔI TRƯỜNG CHỨA NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH Nghiên cứu thực hiện nuôi các thể nghêu Meretrix lyrata () trong môi trường có chứa đồng (Cu) và chì (Pb) ở các nồng độ khác nhau trong 28 ngày nhằm đánh giá khả năng tích lũy sinh học của các kim loại này vào cơ thể nghêu. Môi trường nuôi nghêu được chuẩn bị bằng cách hòa tan kim loại vào pha nước của các bể nuôi (chứa nước biển, trầm tích và nghêu được lấy tại vùng cửa sông Tiền thuộc xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) với các nồng độ ban đầu: 30 µg Cu/L và 50 µg Pb/L (viết tắt là 30Cu-50Pb), 60Cu-150Pb, 100Cu-300Pb và 200Cu-600Pb. Sau 2 ngày phơi nhiễm, nồng độ kim loại trong nước đã suy giảm một cách nhanh chóng. So với nồng độ ban đầu, nồng độ Cu, Pb chỉ còn lại tương ứng là 10% và 1%. Phần lớn kim loại khi hòa tan vào nước đã phân tán vào chất rắn lơ lửng, trầm tích và bị hấp thu bởi nghêu. Phân tích tương quan cho thấy có tương quan tuyến tính (với hệ số tương quan R = 0,73 – 0,99) giữa lượng kim loại trong nghêu (y) và nồng độ kim loại thêm vào lúc bắt đầu thí nghiệm (x). Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy có tương quan tuyến tính (R = 0,78 – 0,98) giữa y và thời gian phơi nhiễm (x). Tốc độ tích lũy sinh học (rate of metal accumulation – RMA) của nghêu đối với Cu, Pb trong 28 ngày phơi nhiễm tương ứng là 5 – 12 ng/g/ngày và 0,8 – 1,7 ng/g/ngày. Nghiên cứu còn cho thấy có tương quan tuyến tính giữa RMA và nồng độ kim loại thêm vào ban đầu (R = – ). accumulation of the toxic metals in bivalve species is one of the problems that have been paid to attention from researchers for years [2, 3]. .