Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ sự những chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế biển trong những năm 1986 đến năm 2007. Luận văn làm rõ các bước phát triển kinh tế biển dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các giai đoạn cụ thể, gắn với những thành tựu cụ thể của mỗi giai đoạn. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------******---------- NGUYỄN THỊ KIM DUNG CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2007 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2009 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA: LỊCH SỬ ---------******----------- NGUYỄN THỊ KIM DUNG CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2007 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam. Mã số : 602256 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: . VŨ QUANG HIỂN Hà Nội - 2009 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy những đột phá phát triển mang tầm thế giới cho đến nay hầu như đều bắt nguồn từ những quốc gia biển, như Italia thế kỉ XIV – XV, Anh thế kỉ XVII – XVIII, Nhật Bản nửa cuối thế kỉ XX và gần đây hơn, gắn với biển là sự bùng nổ của một nước Singapore bé nhỏ hay một Trung Quốc khổng lồ. Dựa trên những lợi thế của biển, các nước này thi hành chiến lược kinh tế mở và đã tạo ra những đột phá thành công. Kinh nghiệm thế giới cũng chỉ ra rằng, mỗi thời đại phát triển lớn đều gắn kết với các đại dương như: thời Phục hưng gắn với Địa Trung Hải, thời Ánh sáng gắn với Đại Tây Dương, và hiện nay là thời Phục hưng Đông Á gắn với Thái Bình Dương. Đặc biệt, có một điều rất dễ nhận thấy là từ những năm 50 của thế kỷ XX, dân số ngày càng tăng, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ngày càng xấu đi nghiêm trọng, đó là ba vấn đề mà loài người đang phải đối mặt và lo âu ngay trong thế kỉ này và cả tương lai trước mặt. Vậy đâu là con đường để giải quyết vấn đề này? Đâu là “lối thoát” cho con người trong thế kỉ XXI? Biết bao ý kiến được đưa ra nhưng ngày càng có nhiều chuyên gia cho rằng: Biển là niềm hi vọng của con người. Biển là chiếc nôi của con người. Biển là kho báu chưa được khai thác. Thời đại kinh tế biển đã đến. Ngày càng có nhiều nước quan tâm hơn tới biển, hướng tầm nhìn phát triển kinh tế ra đại dương nhằm phục vụ nhu cầu .