Luận văn có kết cấu nội dung gồm 2 chương. Chương 1. Những tiền đề cho sự hình thành tư tưởng nhân văn ở thơ Hồ Xuân Hương. Chương 2. Tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương và ý nghĩa của nó đối với hiện nay. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------o0o---------- ĐỖ THỊ HẠNH TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN TRONG THƠ HỒ XUÂN HƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung và các trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận văn: ĐỖ THỊ HẠNH MỤC LỤC Trang Mở đầu 3 Nội dung Chƣơng 1. Những tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng nhân văn ở thơ Hồ Xuân Hƣơng .16 . Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX .16 . Tiền đề văn hoá – tư tưởng .23 Chƣơng 2. Tƣ tƣởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hƣơng và ý nghĩa của nó đối với hiện nay .36 . Một số vấn đề về khái niệm “chủ nghĩa”, “chủ nghĩa nhân văn”, “tư tưởng nhân văn” 36 . Tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương và ý nghĩa của nó đối với hiện nay 43 . Những nội dung độc đáo, đặc sắc của tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương 43 . Ý nghĩa của tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương đối với hiện nay 68 Kết luận 73 Danh mục tài liệu tham khảo 75 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tinh thần nhân văn đã trở thành nét truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Ngay từ xưa, trong ca dao dân ca của người Việt đã có những câu thể hiện rõ nét tinh thần nhân văn ấy như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay “Thương người như thể thương thân” Dòng chảy tinh thần nhân văn ấy tiềm tàng nhưng mãnh liệt xuyên suốt tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam, nhưng phải đến tận cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX nó mới thực sự phát triển mạnh và trở thành một trào lưu tư tưởng mang tính bộc phát. Chúng ta đều biết, cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX là thời kỳ đánh dấu sự mục ruỗng và suy tàn của chế độ phong kiến