Mục đích của Luận văn này là phân tích, trình bày một cách có hệ thống quan niệm về con người trong triết học Hy Lạp cổ đại qua tư tưởng một số nhà triết học tiêu biểu để từ đó, đưa ra một số nhận định về giá trị tích cực và hạn chế của các quan niệm đó. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VIỆN TRIẾT HỌC PHẠM THỊ THU PHƢƠNG VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60 22 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Đặng Hữu Toàn HÀ NỘI – 2009 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VIỆN TRIẾT HỌC PHẠM THỊ THU PHƢƠNG VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI – 2009 2 MỤC LỤC TRANG MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI QUAN NIỆM 6 VỀ CON NGƢỜI CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI . Tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội 6 . Tiền đề văn học – nghệ thuật, khoa học và một số triết lý trong 15 thần thoại Hy Lạp . Tiền đề văn học – nghệ thuật 15 . Tiền đề khoa học 22 . Triết lý trong thần thoại Hy Lạp 28 Chƣơng 2: QUAN NIỆM VỀ CON NGƢỜI Ở MỘT SỐ NHÀ TRIẾT 37 HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI TIÊU BIỂU . Quan niệm về con ngƣời ở các nhà triết học “tiền Xôcrát” 37 . Quan niệm về con ngƣời ở các nhà triết học Hy Lạp cổ đại giai 58 đoạn cổ điển (Xôcrát, Platôn, Arixtốt) . Một số nhận xét về quan niệm con ngƣời ở các nhà triết học Hy 89 Lạp cổ đại . Giá trị tích cực 89 . Một số hạn chế 92 KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Triết học Hy Lạp là một di sản quý giá không chỉ của dân tộc Hy Lạp, mà còn của cả nhân loại. Với tư cách một hệ thống hoàn chỉnh, triết học Hy Lạp cổ đại ra đời vào khoảng cuối thế kỷ VII – đầu thế kỷ VI trước CN và tồn tại đến thế kỷ II – III sau CN, trong thời chiếm hữu nô lệ. Với nền văn minh rực rỡ của mình, Hy Lạp luôn thu hút sự quan tâm tìm hiểu của không ít người nghiên cứu và cho đến nay, những thành tựu của nền văn minh ấy vẫn luôn khiến người ta phải ngưỡng mộ, khâm phục. Mặc dù triết học Hy Lạp cổ đại là giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển của lịch sử tư