Bài giảng Bệnh lý học: Đái tháo đường - ThS.BS. Nguyễn Phúc Học

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: Trình bày được nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường, nêu được tiêu chuẩn chẩn đoán và những điểm khác nhau giữa đái tháo đường typ 1 và đái tháo đường typ 2, kể tên được các biến chứng của đái tháo đường, trình bày được phương pháp điều trị đái tháo đường. | B Ộ T R Ư Ờ N G G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Mục tiêu học tập - Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) 2. Nêu được tiêu chuẩn chẩn đoán và những điểm khác nhau giữa ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2 3. Kể tên được các biến chứng của ĐTĐ 4. Trình bày được phương pháp điều trị ĐTĐ Nội dung 1. Nhắc lại sinh l{ Insulin và chuyển hóa glucose 2. Định nghĩa, phân loại, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh 3. Triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán 4. Biến chứng 5. Điều trị 6. Phòng bệnh 1 1. Nhắc lại sinh lý Insulin và chuyển hóa glucose Sinh l{ Insulin Insulin ( Da) được tổng hợp từ tế bào Beta tuyến tụy Các tế bào khác trong tiểu đảo tụy là tế bào alpha – sản xuất glucagon, và tế bào delta – sản xuất somatostatin. Insulin được dự trữ trong các hạt ở tuyến tụy dưới dạng tiền chất chưa có hoạt tinh là proinsulin ( Da), sẽ bị tách thành insulin và C-peptit trước khi vào máu tĩnh mạch cửa. Thời gian bán hủy của insulin khoảng 5 phút. Khoảng 50% insulin bị phân hủy ở gan 2 Sự bài tiết Insulin được bài tiết ở mức cơ sở liên tục trong vòng 24 giờ vào khoảng 1 UI/giờ. Nồng độ glucose máu là yếu tố chính kiểm soát sự bài tiết insulin . Nồng độ acid amin và chất béo cũng thúc đẩy sự bài tiết insulin. Kích thích thần kinh giao cảm và phó giao cảm cũng có thể làm tăng bài tiết insulin. Receptor của insulin Trên bề mặt các tế bào của các mô nhạy cảm với insulin có sự hiện diện của các receptor. Chúng có ái lực và tính đặc hiệu cao với insulin. Chúng được điều hòa bởi nồng độ insulin, đặc biệt khi mực insulin thường xuyên cao như: tăng insulin máu sau ăn, trong bệnh u đảo Tụy, béo phì hoặc béo phì liên quan liên quan ĐTĐ typ 2 thì nồng độ các recetor giảm đi. Đây là hiện tượng giảm nhạy cảm insulin (kháng insulin) được tìm thấy ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Nhờ sự điều chỉnh giảm các receptor insulin mà các tế bào đích giới hạn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.