Bài giảng “Cơ sở khoa học vật liệu – Chương 10: Tính chất cơ” cung cấp cho người học các kiến thức: Giới thiệu, biến dạng và đứt của vật liệu kỹ thuật, mỏi (Fatigue), đặc tính phụ thuộc thời gian (Time – dependent behavior). nội dung chi tiết. | PHẦN II TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU 1 CHƯƠNG 10 TÍNH CHẤT CƠ 2 Giới thiệu • Tính chất cơ là các đặc tính của vật liệu biểu hiện ra khi tác dụng cơ học lên nó. • Để xác định tính chất cơ thường phải phá hủy mẫu và tính chất cơ xác định được sẽ không phụ thuộc vào dạng hình học và kích thước mẫu. • Sự phát triển công nghệ mới thường đi sau sự tiến bộ của khoa học vật liệu. Ví dụ: Hiệu suất chuyển hóa năng lượng nhiệt → năng lượng cơ → năng lượng điện của turbin khí → liên quan trực tiếp với độ bền ở nhiệt độ cao của vật liệu làm turbin. Từ 1950 – 1960 người ta đã dùng hợp kim Ni có nhiệt độ vận hành đến 1200 oC (so với thép, nhiệt độ làm việc cho phép chỉ khoảng 550 oC). Gần đây với vật liệu gốm, nhiệt độ có thể tăng đến 3000 oC nhưng cần phải giải quyết được tính giòn của gốm. Ví dụ: Từ lâu máy bay được chế tạo từ hợp kim Al, gần đây → sử dụng composit hoặc polyme có cấu trúc định hướng → tỉ số độ bền / khối lượng cao hơn → chế tạo máy bay nhẹ hơn → chuyên chở hành khách, hàng hóa, nhiên liệu nhiều hơn → bay lâu hơn mà không cần dừng lại. Dựa trên loại vật liệu mới này, người ta đã thực hiện thành công chuyến bay từ California đến Japan chỉ trong 13 giờ. 3 Biến dạng và đứt của vật liệu kỹ thuật • Biến dạng (Deformation) là sự thay đổi kích thước của vật liệu dưới tác dụng lực. Biến dạng đàn hồi (elastic deformation), Biến dạng dẻo (plastic deformation). • Đứt (fracture) khi vật liệu chịu lực lớn phân thành hai hoặc nhiều mảnh nhỏ. • Phá hủy (failure) khi chi tiết không thực hiện được chức năng của mình, trong nhiều trường hợp, phá hủy có thể xảy ra trước khi đứt .