Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ khái niệm, đặc điểm pháp lý, nội dung kết quả của việc đấu tranh của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng hiện nay. Trên cơ sở đó để có thể đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về "Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN MINH TỘI CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2007 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN MINH TỘI CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: Lê Cảm Hµ néi - 2007 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta tổ chức và thực hiện, đã thu được những thắng lợi rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Khủng hoảng kinh tế từng bước được đẩy lùi thay vào đó là sự phát triển ổn định về mọi mặt. Bộ máy nhà nước ngày càng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu lực quản lý nhà nước đối với toàn xã hội. Đời sống cán bộ công nhân, viên chức nhà nước và nhân dân lao động từng bước được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta còn không ít những khó khăn, tiêu cực trong xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tình hình kinh tế xã hội nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những mặt tích cực, năng động do nền kinh tế thị trường mang lại, thì mặt trái của cơ chế thị trường cũng tác động đến đời sống xã hội, do đó, tình hình vi phạm pháp luật cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, đặc biệt là những tội phạm kinh tế nói chung và tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng. Theo thống kê của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án dân nhân tối cao tội phạm kinh tế mặc dù chỉ chiếm 12% - 15% trong tổng số tội phạm xảy ra trên toàn quốc nhưng thiệt hại về kinh tế chiếm đa số trong tổng số thiệt hại về tài chính do tội phạm gây ra [57, tr. 131]. Tội phạm kinh tế, nhất là nhóm tội phạm tham .