Du lịch Quảng Bình | LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CHÂU Á CHƯƠNG 1. ĐỊA LÝ, KINH TẾ, TÔN GIÁO VÀ TỘC NGƯỜI I. Địa lý Địa lý châu Á có thể coi là phức tạp và đa dạng nhất trong số 5 châu lục trên mặt đất. Châu Á là châu lục lớn nhất (trên 43,6 triệu km²) và đông dân nhất thế giới (có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới) nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á được phân biệt với các châu khác không chỉ bởi các biển và đại dương, mà còn bởi nhiều đặc điểm tự nhiên độc đáo khác: một châu lục có lịch sử phát triển và cấu tạo địa chất phức tạp nhất, có địa hình bề mặt bị chia cắt mạnh nhất và có sự phân hóa cảnh quan, khí hậu vô cùng phong phú, đa dạng: từ băng giá vĩnh cửu, rừng lá kim cho tới hoang mạc nóng bỏng, rừng rậm nhiệt đới xanh um. Với sự phối hợp của các điều kiện tự nhiên nói trên, châu Á đã hình thành các khu vực địa lý tự nhiên có đặc điểm hoàn toàn khác nhau như Bắc Á, Trung Á, Đông Á (hay Viễn Đông), Đông Nam Á, Nam Á (hay tiểu lục địa Ấn Độ) và Tây Nam Á. Bắc Á Thuật ngữ này ít được các nhà địa lý sử dụng, và thông thường nó được nhắc đến để chỉ phần châu Á lớn hơn của Nga, còn được biết đến như là Siberi. Đôi khi các phần miền bắc của các quốc gia châu Á khác, như Kazakhstan cũng được tính vào Bắc Á. Trung Á Không có sự nhất trí tuyệt đối trong sử dụng thuật ngữ này. Thông thường, Trung Á bao gồm: Các nước cộng hòa Trung Á như Kazakhstan (trừ phần nhỏ lãnh thổ thuộc châu Âu), Uzbekistan, Tajikistan, Turkmenistan và Kyrgyzstan. Afghanistan, Mông Cổ và các khu vực phía tây của Trung Quốc đôi khi cũng được tính trong khu vực này. Đông Á (Viễn Đông) Khu vực này bao gồm: Các quần đảo trên Thái Bình Dương của Đài Loan và Nhật Bản. Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc, nhưng đôi khi chỉ tính các khu vực miền đông. Đôi khi các quốc gia như Mông Cổ và Việt Nam cũng được tính là nằm ở Đông Á. 1 Hình thức hơn nữa thì Đông Nam Á cũng được bao gồm trong Đông Á trong một số trường hợp. Đông Nam Á Khu vực này bao gồm bán đảo Mã Lai, Bán đảo .