Du lịch Quảng Bình | 35(4), 395-402 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 12-2013 TIẾP CẬN ĐỊA LÝ HỌC TRONG NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG (LẤY VÍ DỤ LÃNH THỔ NGHỆ AN) HOÀNG LƯU THU THỦY E-mail: thuy_hoangluu@ Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 10 - 9 - 2013 1. Mở đầu Các cuộc khủng hoảng sinh thái đã xảy ra ở nhiều vùng trên Trái Đất từ hàng trăm năm nay như một sự cảnh tỉnh rằng: con người phải nghĩ cách khai thác, sử dụng thiên nhiên theo những khả năng thực thụ của nó và để có một cuộc sống ổn định, con người phải tự tìm cách bảo vệ môi trường sống của chính mình. Từ thực tế đó, đã xuất hiện một khái niệm tổng hợp là tự nhiên - con người môi trường. Đây là một mối quan hệ hữu cơ vô cùng phức tạp, là một sự tác động qua lại hết sức gắn bó với nhau và con người trở thành nhân tố quyết định cho sự tồn tại của mối quan hệ này theo chiều hướng tích cực. Quan niệm từ lâu đã trở thành phổ biến là con người coi môi trường là nơi ở, sinh hoạt, là nguồn cung cấp mọi thứ tài nguyên, nhiên liệu, vật chất vô cơ và hữu cơ cho cuộc sống, đồng thời nó cũng là địa bàn cho mọi hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, nhận thức quan trọng nhất của con người có được là môi trường có các ngưỡng chịu tải nhất định dưới tác động tự nhiên và nhân tác. Các tác động tự nhiên có thể vượt qua giới hạn chịu đựng của môi trường và rất khó kiểm soát, nhưng những tác động nhân tác thì có thể kiểm soát được. Các yếu tố sinh ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường sống của con người. Đó là sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, sự suy thoái đất, nguồn nước, ô nhiễm môi trường do chất thải. Lý thuyết địa lý đã xác định rằng các yếu tố tự nhiên như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, thực vật, đã tạo nên hệ thống các đới, các vùng địa lý khác nhau trên bề mặt Trái Đất, tạo ra các dạng tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho con người khai thác sử dụng. Đối tượng nghiên cứu của khoa học địa lý là