Người Việt, rừng núi và nạn phá rừng trình bày nội dung về: Các tín ngưỡng gắn liền với núi rừng; Từ vựng về rừng núi; Rừng và nạn phá rừng ở Việt Nam,. . | NGƯỜI VIỆT, RỪNG NÚI VÀ NẠN PHÁ RỪNG Nguyễn Tùng và Nelly Krowolski* Tóm tắt Cho đến đầu thế kỷ XX, nạn phá rừng chủ yếu là do các dân tộc ít người sống ở miền núi gây ra chứ không phải do người Việt mà tuyệt đại đa số chỉ sống ở đồng bằng và từ xưa rất sợ các vùng rừng núi "ma thiêng nước độc". Nỗi sợ đó gắn liền với một số tín ngưỡng về thần núi, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, cây thiêng, ma mộc. Từ hơn bốn mươi năm nay, để giảm bớt mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng cũng như các đồng bằng duyên hải Trung Bộ, các chính quyền kế tiếp nhau ở Việt Nam đã ra sức đưa dân lên định cư ở miền núi Bắc Bộ và nhất là ở Tây Nguyên. Việc khai hoang và khai thác rừng một cách bừa bãi, hậu quả trực tiếp của chính sách di dân, đã làm cho nạn phá rừng trở nên ngày càng trầm trọng cho đến những năm gần đây. Nhất là khi người Việt đã thắng được nỗi sợ truyền thống đối với núi rừng mà tiềm lực kinh tế lôi kéo họ rất mạnh, đặc biệt ở Tây Nguyên. Theo ước tính của Paul Maurand, vào năm 1943, Việt Nam có khoảng 13,5 triệu hecta rừng (Paul Maurand, 1943). Theo điều tra năm 1980, cả nước còn được chừng 9,9 triệu hecta (Phan Văn Ðợt, 1983). Như vậy, gần 4 triệu hecta rừng đã biến đi trong vòng 50 năm. Thực ra nạn phá rừng còn nghiêm trọng hơn nhiều vì có đến 11,5 triệu hecta đất có thể trồng rừng bị bỏ hoang và không có cây cối. Nếu cho đến đầu thế kỷ XX, người Việt (dân tộc đa số) không chịu trách nhiệm chính về nạn phá rừng, theo chúng tôi có lẽ là do cách người Việt quan niệm và cách hình dung núi rừng cũng như các tín ngưỡng của họ liên quan đến núi rừng. Mặc dù hơn ba phần tư lãnh thổ Việt Nam là đồi núi và mặc dù có hơn 3200 km bờ biển, người Việt chủ yếu là một dân tộc sống ở đồng bằng. Trong nhiều nghìn năm họ chiếm lĩnh các châu thổ và một phần trung du ở Bắc 96 THỜI ÐẠI số 7 Bộ và Bắc Trung Bộ (Thanh Nghệ Tĩnh), với diện tích cả thảy có lẽ không quá km2. Chỉ từ thế kỷ XI trở đi, người Việt mới bắt đầu cuộc Nam tiến kéo dài đến gần bảy thế kỷ, lần lượt chinh phục các đồng