Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông dân trong thời kỳ đổi mới

Trải qua các Đại hội thời kỳ đổi mới, nhiều quan điểm của Đảng về nông dân được bổ sung và cụ thể hóa phù hợp với đường lối đổi mới kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người nông dân, tạo thêm những điều kiện mới để người nông dân thể hiện được vai trò của mình trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. | điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. CHÍNH TRỊ - KINHQuan TẾ HỌC Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông dân trong thời kỳ đổi mới Vũ Thị Duyên * Nhận ngày 11 tháng 6 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 15 tháng 7 năm 2014. Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 7 năm 2014 Tóm tắt: Trải qua các Đại hội thời kỳ đổi mới, nhiều quan điểm của Đảng về nông dân được bổ sung và cụ thể hóa phù hợp với đường lối đổi mới kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người nông dân, tạo thêm những điều kiện mới để người nông dân thể hiện được vai trò của mình trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Bên cạnh đó, Đảng đã đề ra nhiều nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nêu rõ những tư tưởng chỉ đạo, phương châm và cách thức thực hiện. Đến nay, những nghị quyết đó vẫn còn nguyên giá trị. Từ khóa: Nông nghiệp; nông dân; nông thôn; đổi mới. 1. Quan điểm của Đảng về nông dân trong công cuộc đổi mới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đại hội đánh dấu bước chuyển biến căn bản về tư duy kinh tế của Đảng. Đây là cơ sở lý luận để tạo môi trường cho quá trình đổi mới căn bản, toàn diện cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, mà nội dung trọng tâm là tái xác lập và phát triển kinh tế hộ nông nghiệp. Lần đầu tiên, quan điểm đổi mới của Đảng về nông nghiệp, nông thôn được đặt trong bối cảnh quan điểm đổi mới chung của đất nước. Những chủ trương cơ bản được Đại hội đề ra là: thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; đưa nông nghiệp tiến một bước theo hướng sản xuất lớn, nhằm yêu cầu chủ yếu là tăng nhanh khối lượng và tỷ suất hàng hóa nông sản; kết hợp chuyên môn hóa với phát triển toàn diện, cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, lúa và màu, cây lương thực và cây công nghiệp; lấy thâm canh, tăng vụ là chính; định canh, định cư, giao đất, giao rừng cho các đơn vị tập thể và nhân dân sử dụng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
220    309    2    27-04-2024
63    72    5    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.