Trên bình diện quốc gia, việc thiếu đội ngũ cán bộ KH&CN giỏi còn trở thành lực cản đối với tiến trình đi tới những mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Bài viết phân tích nội dung chính sách (từ cấu trúc chính sách đến mục tiêu chính sách và các giải pháp và công cụ chính sách), thể chế và các bên tham gia chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. | Chính sách phát triển nguồn nhân lực. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỖ PHÚ HẢI* Tóm tắt: Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học ở Việt Nam hiện còn nhiều bất cập (từ việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và công nghệ); điều đó làm cản trở phát triển những nhà khoa học đầu ngành, những tập thể khoa học mạnh, và ngăn cản việc đạt được mục tiêu đưa Việt Nam thành nước có nền khoa học và công nghệ (KH&CN) đạt trình độ phát triển của nhóm nước dẫn đầu ASEAN. Nhân lực KH&CN ngày nay đã trở thành nhân tố quyết định không chỉ đối với việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội cả trung và dài hạn. Trên bình diện quốc gia, việc thiếu đội ngũ cán bộ KH&CN giỏi còn trở thành lực cản đối với tiến trình đi tới những mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Bài viết phân tích nội dung chính sách (từ cấu trúc chính sách đến mục tiêu chính sách và các giải pháp và công cụ chính sách), thể chế và các bên tham gia chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Từ khóa: Chính sách, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ. 1. Thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ Việt Nam chưa có chính sách thỏa đáng để đãi ngộ và trọng dụng cán bộ khoa học, chưa thu hút được giới trẻ vào ngành khoa học, vì thế, với việc các cơ quan nghiên cứu không tuyển dụng được người tài. Nếu không có giải pháp chính sách hữu hiệu thì Việt Nam sẽ thiếu hụt trầm trọng đội ngũ cán bộ khoa học trẻ có trình độ, đồng thời xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám” từ khu vực nhà nước ra doanh nghiệp tư nhân, ra nước ngoài. Khoa học và công nghệ của đất nước ta đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học mới. Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, đến cuối năm 2010, cả nước có tổ chức KH&CN, trong đó có tổ chức ở Trung ương và 512 tổ chức tại địa phương.(*)Trong số đó, có 949 tổ chức KH&CN công .