Tác giả bài viết phân tích các giải pháp chủ yếu vừa các nước đang phát triển Châu Á đang thực hiện là: sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển các nguồn năng lượng thay thế; đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ trong ngành năng lượng; đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng xanh. | Bảo đảm an ninh năng lượng ở các nước đang phát triển châu Á BẢO ĐẢM AN NINH NĂNG LƯỢNG Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á VŨ NHẬT QUANG* Tóm tắt: Ở các nước đang phát triển Châu Á, do sự phát triển kinh tế quá nóng, nhu cầu về năng lượng tăng cao. Để đáp ứng được nhu cầu năng lượng, các nước đang phát triển Châu Á cần phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau. Tác giả bài viết phân tích các giải pháp chủ yếu vừa các nước đang phát triển Châu Á đang thực hiện là: sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển các nguồn năng lượng thay thế; đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ trong ngành năng lượng; đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng xanh. Từ khóa: Năng lượng, an ninh năng lượng, nước đang phát triển, Châu Á. Sự phát triển kinh tế quá nóng của các quốc gia Châu Á đi kèm với nhu cầu về năng lượng tăng cao (nhu cầu năng lượng của Châu Á tăng khoảng 40%, so với mức tăng chưa đến 5% của Bắc Mỹ) cùng với việc sử dụng năng lượng không hiệu quả dẫn đến ngày càng khan hiếm nguồn năng lượng. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency - IEA), Châu Á cần khoản đầu tư hơn tỷ USD vào ngành năng lượng trong giai đoạn (2012 - 2022)(1). 1. Mức tiêu hao năng lượng ngày càng tăng Sự trỗi dậy với tốc độ cao trong 3 thập kỷ (1980 - 2010) của Trung Quốc không phải không bị trả giá. Mức tiêu hao năng lượng để tạo ra Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc chủ yếu dựa vào đầu tư vốn, nhân lực và vật lực. Tiêu hao năng lượng cho một đơn vị GDP của Trung Quốc luôn duy trì ở mức cao gấp 3-4 lần bình quân của thế giới, với mức tiêu thụ 46% lượng thép; 16% lượng năng lượng và 52% lượng xi măng toàn cầu sản xuất, nhưng chỉ tạo ra chưa đến 8% GDP toàn cầu(2). Trung Quốc đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) xét về tiêu thụ năng lượng. Cơn khát năng lượng ngày càng tăng của Trung Quốc là hậu quả của sự bùng nổ kinh tế, sự mở rộng ngoại thương, gia tăng thu nhập, gia tăng dân số, mức tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người đang gia tăng và đô thị hóa không ngừng. Theo