Thuyết tương đối văn hóa và quyền con người

Bài viết này góp phần làm rõ bản chất và đặc trưng của thuyết tương đối văn hóa trong quan niệm về quyền con người, cũng như mối quan hệ của nó với tính tương đối về quyền con người phổ quát; qua đó một mặt khẳng định những giá trị, mặt khác chỉ ra những hạn chế, thách thức của nó đối với sự hình thành và phát triển của lý luận, pháp luật và thực tiễn quốc tế về quyền con người. | Thuyết tương đối văn hóa và quyền con người THUYẾT TƯƠNG ĐỐI VĂN HÓA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI HOÀNG VĂN NGHĨA* Tóm tắt: Thuyết tương đối văn hóa - từng là một trong những tâm điểm của cuộc tranh luận gay gắt giữa châu lục Á và Âu, giữa phương Đông với phương Tây, giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển vào cuối thập niên 80- 90 của thế kỷ XX, đang còn là một trong những vấn đề lý luận cần được luận giải thấu đáo, đồng thời là một thực tiễn thách thức chủ nghĩa phổ quát (universalism) của quyền con người mà cộng đồng quốc tế đề cao. Bài viết này góp phần làm rõ bản chất và đặc trưng của thuyết tương đối văn hóa trong quan niệm về quyền con người, cũng như mối quan hệ của nó với tính tương đối về quyền con người phổ quát; qua đó một mặt khẳng định những giá trị, mặt khác chỉ ra những hạn chế, thách thức của nó đối với sự hình thành và phát triển của lý luận, pháp luật và thực tiễn quốc tế về quyền con người. Từ khóa: Văn hóa, thuyết tương đối văn hóa, quyền con người. 1. Sự xuất hiện và thịnh hành của thuyết tương đối văn hóa Thuyết tương đối văn hóa có mối liên hệ mật thiết tới sự luận giải quyền con người, đặc biệt kể từ cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Thuyết tương đối văn hóa đã ảnh hưởng mạnh mẽ và thách thức đối với chủ nghĩa phổ quát của quyền con người, hay các quyền con người mang tính toàn cầu, phổ biến của Liên Hợp Quốc cũng như nhiều quốc gia phương Tây đề cao. Jack Donnelly(1) trong tác phẩm của ông xuất bản năm 2007 về “Tính phổ quát tương đối của quyền con người” (The relative universality of human rights), đã một mặt thừa nhận có mối liên hệ hiển nhiên giữa quyền con người với các nền văn hóa, đồng thời xem quá trình bồi đắp của các nền văn hóa khác biệt làm cho các quyền con người phản ánh ít nhiều tính văn hóa đặc thù của mỗi nền văn hóa sản sinh ra các giá trị ấy;(1)mặt khác, Donnelly khẳng định rằng, các giá trị và quan niệm mà các nền văn hóa trước thế kỷ XVII, và ngay cả trước thế kỷ XX ở phương Tây, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.