Trí thức khoa học trẻ ở Việt Nam hiện nay thách thức và triển vọng

Bài viết phân tích sự hình thành và phát triển đội ngũ trí thức khoa học trẻ trong điều kiện hiện nay. Sự đứt gẫy thế hệ trí thức khoa học là một thực trạng đang diễn ra ở nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học và đào tạo bậc cao hiện nay. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(75) - 2014 TRÍ THỨC KHOA HỌC TRẺ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG TRẦN CAO SƠN* Tóm tắt: Bài viết phân tích sự hình thành và phát triển đội ngũ trí thức khoa học trẻ trong điều kiện hiện nay. Sự đứt gẫy thế hệ trí thức khoa học là một thực trạng đang diễn ra ở nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học và đào tạo bậc cao hiện nay. Quá trình hình thành đội ngũ trí thức khoa học trẻ gắn liền với những cơ may và thách thức là không nhỏ. Những cơ hội và thách thức mà đội ngũ trí thức khoa học trẻ phải đối mặt là một hiện thực khách quan cần được giải quyết. Để phát huy vai trò của trí thức khoa học trẻ, cần tạo môi trường xã hội thuận lợi để người trí thức khoa học trẻ vươn lên, xứng tầm thời đại là yêu cầu cấp thiết; đồng thời mỗi trí thức khoa học cần nhận rõ trách nhiệm, không ngừng phấn đấu, hướng tới những đỉnh cao khoa học mà đất nước đòi hỏi. Từ khóa: Trí thức, khoa học, trí thức khoa học trẻ. 1. Trí thức có những đặc trưng gì? Nếu hiểu: “Trí là sự hiểu biết, là nguồn năng lượng thông tin, trí tuệ ẩn chứa trong đầu, tức là những người có kiến văn thâm hậu, nhìn thấy được bản chất sự vật và hiện tượng, biết phát hiện ra các quy luật tự nhiên, xã hội; “Thức” là sự vận hành, biểu đạt hợp lý và hiệu quả cái trí của mình vào cuộc sống, tức là sự “Giác” (trong Kinh Phật: Giác ngộ là biết mình, Giác tha là biết người, Giác thành viên mãn là biết và làm điều trọn vẹn, không nghi ngờ), thì “trí thức” là người có cả trí tuệ lớn, khả năng lớn, vượt khỏi mọi sự kiềm tỏa. Một số người có trí, nhưng không có thức. Một số người có thức, mà không đủ trí. Thiếu một trong hai thuộc tính ấy không thành trí thức. Người tuy có nhiều bằng cấp, học hàm, học vị cao, 62 nhưng mới đạt phần trí, thiếu phần thức, cũng không thể gọi là trí thức. Người hoạt động nhiều, có quyền cao chức trọng, muốn thể hiện phần thức, nhưng thiếu phần trí, cũng không thể gọi là trí thức; mọi hành động mang tính cảm quan, thụ động, tuân thủ máy móc, cực đoan, cũng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.