Xã hội hóa giáo dục có nhiều lợi ích, nhưng hiện nay, xã hội hóa giáo dục còn chậm do còn nhiều rào cản. Nhiều người vẫn chưa thoát được sức ỳ của cách làm cũ, cách nghĩ cũ; mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động mạnh đến cả lĩnh vực giáo dục; có sự cạnh tranh không công bằng giữa trường công lập và ngoài công lập. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(75) - 2014 XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NHỮNG LỢI ÍCH VÀ RÀO CẢN NGUYỄN HỮU KHIỂN* Tóm tắt: Đổi mới giáo dục ở Việt Nam là vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Một công cụ quan trọng để đổi mới giáo dục là xã hội hóa giáo dục. Thực chất của xã hội hóa giáo dục là chuyển giao những công việc cụ thể trước đây Nhà nước thực hiện sang khu vực ngoài nhà nước (tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, các nhà đầu tư.). Xã hội hóa giáo dục có nhiều lợi ích, nhưng hiện nay, xã hội hóa giáo dục còn chậm do còn nhiều rào cản. Nhiều người vẫn chưa thoát được sức ỳ của cách làm cũ, cách nghĩ cũ; mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động mạnh đến cả lĩnh vực giáo dục; có sự cạnh tranh không công bằng giữa trường công lập và ngoài công lập. Khắc phục những rào cản này thì mới đẩy mạnh được xã hội hóa giáo dục. Từ khóa: Xã hội hóa, đổi mới giáo dục, Việt Nam. Giáo dục có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Những quốc gia mà nền giáo dục kém thì không có một đội ngũ trí thức đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Sự dốt nát đã được Hồ Chí Minh xếp vào loại “giặc” (cùng với nạn ngoại xâm và nạn đói kém). Điều đó chứng tỏ giáo dục được Hồ Chí Minh đặt thành quốc sách và nhiệm vụ hàng đầu ngay từ ngày đầu của công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Nền giáo dục của nước ta đã đi được những chặng đường phát triển dài. Ngay sau khi giành được độc lập nhờ nền giáo dục truyền thống dân tộc và những thành quả về giáo dục mà chế độ thuộc 72 địa Pháp để lại, nước ta có đội ngũ trí thức mạnh trong lĩnh vực khoa học, giáo dục. Ở giai đoạn này, nhiều nhà giáo dục tài giỏi được đào tạo bài bản từ một quốc gia tư bản hàng đầu là nước Pháp. Với lòng yêu nước họ đã tận tâm, tận lực phục vụ và phát triển nền giáo dục nước nhà. Ở giai đoạn tiếp theo, đội ngũ trí thức nước ta chủ yếu được đào tạo cơ bản với sự giúp đỡ quí báu theo tinh thần quốc tế vô tư từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đứng đầu là Liên Xô. Đội ngũ tri thức này đã đóng vai trò trụ cột