Quy hoạch và cấu trúc của các kinh thành Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long

Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long là kinh đô của nhiều vương triều. Nhìn từ góc độ quy hoạch và cấu trúc, các kinh thành Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long đã lợi dụng triệt để điều kiện tự nhiên để bố trí các vòng tuyến liên hoàn rất lợi hại khi phòng thủ cũng như tiến công bằng cả đường bộ lẫn đường thủy; đây không câu nệ vào hình thức cân đối, vuông vức, mà cốt ở tính chất hiểm yếu, tiện lợi. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(75) - 2014 QUY HOẠCH VÀ CẤU TRÚC CỦA CÁC KINH THÀNH CỔ LOA, HOA LƯ, THĂNG LONG LẠI VĂN TỚI* Tóm tắt: Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long là kinh đô của nhiều vương triều. Nhìn từ góc độ quy hoạch và cấu trúc, các kinh thành Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long đã lợi dụng triệt để điều kiện tự nhiên để bố trí các vòng tuyến liên hoàn rất lợi hại khi phòng thủ cũng như tiến công bằng cả đường bộ lẫn đường thủy; đây không câu nệ vào hình thức cân đối, vuông vức, mà cốt ở tính chất hiểm yếu, tiện lợi. Các kinh thành ấy đều có các vòng thành theo kết cấu “tam trùng thành quách”; mỗi vòng đều có chức năng riêng, có các công trình phù hợp, có cấu trúc hợp lý và riêng biệt nhằm bảo vệ tốt nhất cho vua cùng triều đình, hoàng gia. Điều đặc biệt quý hiếm là, cả ba kinh đô cổ này còn để lại đến hôm nay nhiều di tích lịch sử - văn hóa có sức sống mãnh liệt cho cuộc sống hôm nay và mai sau. Từ khóa: Kinh thành, Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long, quy hoạch, cấu trúc. 1. Về quy hoạch . Đối với kinh thành Cổ Loa Hiện nay, đến khu di tích Cổ Loa, chúng ta còn thấy 3 vòng thành là thành Ngoại, Thành Trung và thành Nội. Ba vòng thành phân bố trong khu vực khoảng 600ha, chu vi (vòng thành Ngoại). Trong quy hoạch, An Dương Vương tuyệt đối lợi dụng điều kiện tự nhiên của khu vực. Như chúng ta đều biết, Cổ Loa vốn là bãi bồi của sông Hồng, thuộc phần cao phía Tây của thượng đỉnh tam gác châu Bắc Bộ và nằm trọn trong tứ giác nước: phía Bắc là sông Cà Lồ, phía Nam là sông Đuống, phía Tây là sông Hồng và phía Đông là sông Cầu. Ngay dưới chân thành Ngoại ở phía Nam, có dòng 88 Hoàng Giang chảy qua được lợi dụng làm ngoại hào. Từ Cổ Loa, qua Hoàng Giang có thể ngược lên sông Hồng, rồi theo sông Hồng, sông Đà, sông Lô có thể lên tận vùng núi rừng phía Bắc, hay theo sông Hồng, sông Đáy có thể xuôi xuống vùng đồng bằng rồi ra biển. Từ Cổ Loa, theo Hoàng Giang cũng có thể xuôi xuống sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam lên miền núi rừng Đông Bắc, hay theo Lục Đầu Giang

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.