Bài viết mô tả các nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Hmông ở Việt Nam hiện nay. Đó là: nghi lễ trong sinh đẻ, nghi lễ chọn bố mẹ nuôi, nghi lễ đặt tên lần thứ hai cho người đàn ông, nghi lễ đám ma. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(75) - 2014 NGHI LỄ TRONG CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI CỦA NGƯỜI HMÔNG NGUYỄN THỊ SONG HÀ* HỒ XUÂN ĐỊNH** Tóm tắt: Bài viết mô tả các nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Hmông ở Việt Nam hiện nay. Đó là: nghi lễ trong sinh đẻ, nghi lễ chọn bố mẹ nuôi, nghi lễ đặt tên lần thứ hai cho người đàn ông, nghi lễ đám ma. Theo tác giả bài viết, các nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Hmông có sự thay đổi, có mặt tích cực và mặt hạn chế; Nhà nước cần có chính sách phù hợp để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tích cực, hạn chế những hủ tục trong các nghi lễ ấy. Từ khóa: Nghi lễ trong chu kỳ đời người, sinh đẻ, cưới xin, tang ma, đặt tên, chọn tên. Cho đến nay, người Hmông ở nước ta vẫn còn lưu giữ nhiều nghi lễ truyền thống trong chu kỳ đời người, mang đậm đặc trưng văn hóa tộc người, song có một số nghi lễ đã được biến đổi cho phù hợp với xã hội hiện tại. Dưới đây là các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của người Hmông ở Việt Nam hiện nay. 1. Nghi lễ sinh đẻ Để chuẩn bị đón một con người ra đời, người Hmông ở tỉnh Điện Biên thường làm lễ cúng uô nếnh kho (uô nênhz kho) cầu mong cho “mẹ tròn, con vuông”. Khi trở dạ, người sản phụ ngồi dưới đất ở cuối giường, đỡ đẻ là mẹ chồng, em gái chồng, chị dâu chồng, chồng hoặc nhờ một phụ nữ trong thôn, bản. Người Hmông quan niệm đỡ đẻ là 102 việc đơn giản ai cũng làm được, vì vậy họ hay đẻ tại nhà, ít đến trạm xá, trừ những trường hợp đặc biệt. Trong cuộc sống thực tại của người Hmông, có những phụ nữ sắp đến ngày sinh con nhưng vẫn phải đi lao động vất vả trên nương, do đó có trường hợp đã sinh đẻ ngay trên nương.(*) Trường hợp khó đẻ, theo quan niệm trước đây, người Hmông là do con dâu ăn ở với bố mẹ chồng chưa tốt; vì thế con dâu phải làm lễ bằng cách vái bố mẹ chồng 3 vái, hoặc uống một bát nước nhúng ngón tay trỏ của bố mẹ chồng, hoặc một bát nước giặt ngâm vạt áo của bố mẹ chồng, có như vậy mới dễ đẻ. Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt .