Trong mục tiêu phát triển xã hội của Việt Nam, có một nội dung quan trọng là tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. | Bất bình đẳng giữa đô thị và nông thôn . BẤT BÌNH ĐẲNG GIỮA ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN TRONG TIẾP CẬN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM DƯƠNG CHÍ THIỆN * Tóm tắt: Trong mục tiêu phát triển xã hội của Việt Nam, có một nội dung quan trọng là tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam vẫn đang còn nhiều bất bình đẳng, giữa người dân ở khu vực đô thị (ĐT) và nông thôn (NT) trong tiếp cận đối với giáo dục. Điều đó đã làm hạn chế sự phát triển xã hội của cả khu vực ĐT và NT, cũng như hạn chế sự phát triển xã hội chung của cả nước. Bài viết phân tích sự bất bình đẳng giữa ĐT và NT trong tiếp cận đối với giáo dục hiện nay; từ đó đề xuất một số giải pháp hướng tới giảm dần sự bất bình đẳng giữa ĐT - NT trong tiếp cận đối với lĩnh vực giáo dục. Từ khóa: Bất bình đẳng xã hội, giáo dục, nguồn nhân lực, đô thị, nông thôn. 1. Mức sống và khả năng chi trả cho giáo dục Mức sống là một yếu tố kinh tế rất quan trọng ảnh hưởng đến giáo dục, bởi nó quy định khả năng chi trả cho người đi học để họ có được những điều kiện cần thiết tham gia học tập. Các chi phí liên quan đến giáo dục là tiền học phí, các khoản đóng góp cho nhà trường và lớp, mua sách vở và đồ dùng học tập, mua quần áo đồng phục học sinh, chi phí đi học thêm và các khoản khác liên thường, với mức sống (thu nhập bình quân đầu người) thấp hơn thì sẽ có nhiều hạn chế và khó khăn hơn trong việc tham gia học tập. Ở các bậc học càng cao thì chi phí cho giáo dục càng lớn, và những người có mức thu nhập thấp thì thường hoàn thành trình độ giáo dục thấp hơn ở những nhóm có mức thu nhập cao hơn. Vì vậy, các yếu tố thu nhập và chi tiêu cho giáo dục được phân tích như là những yếu tố quan trọng liên quan đến bất bình đẳng về điều kiện và cơ hội để người dân tiếp cận với giáo dục giữa khu vực ĐT - NT hiện nay.(*) Kết quả một cuộc khảo sát về mức sống dân cư Việt Nam (Đồ thị 1) cho thấy rằng, mức chi tiêu bình quân cho 1 người đi học .