Vai trò của giáo dục, đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay

Trong khuôn khổ bài viết, tác giả nêu khái quát vai trò của giáo dục, đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực; thực trạng giáo dục, đào tạo ở Việt Nam trong những năm qua; từ đó, đưa ra một số giải pháp đổi mới, nâng cao giáo dục, đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. | Vai trò của giáo dục, đào tạo. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NGÔ THỊ THU HÀ* Tóm tắt: Ngay từ thời cổ đại, giáo dục, đào tạo luôn được đặt ở vị trí quan trọng. Đặc biệt, trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức như hiện nay, khi nguồn lực con người đang ngày càng chiếm vị trí trung tâm, hàng đầu của sự phát triển thì giáo dục, đào tạo ngày càng trở thành vấn đề thời sự được bàn đến trên các diễn đàn nghị sự ở Việt Nam. Đại hội XI của Đảng xác định: phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả nêu khái quát vai trò của giáo dục, đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực; thực trạng giáo dục, đào tạo ở Việt Nam trong những năm qua; từ đó, đưa ra một số giải pháp đổi mới, nâng cao giáo dục, đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Từ khóa: Vai trò của giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực; nhân lực chất lượng cao. 1. Vai trò của giáo dục, đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, tỷ lệ lao động cơ bắp ngày một giảm, lao động trí tuệ ngày càng gia tăng, lợi thế so sánh dựa trên số lượng lao động và giá nhân công rẻ cũng ngày một giảm và đang chuyển dần về phía những quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, chất lượng nguồn nhân lực đang trở thành yếu tố quyết định nhất đối với việc tăng lợi thế cạnh tranh cũng như sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng ta cũng nhất quán quan điểm khẳng định: “Nguồn lực con người là quý báu, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”(1). Tuy nhiên, để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta phải cần đến một hệ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
322    77    1    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.