Việt Nam học hiện đang được giới nghiên cứu trong nước và nước ngoài quan tâm sâu sắc. Tuy vậy, đây lại là lĩnh vực đang gây nhiều tranh cãi. Các học giả người nước ngoài nghiên cứu Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau. Còn người Việt Nam nghiên cứu Việt Nam vì đó là “quốc học”. Nghiên cứu Việt Nam phụ thuộc vào nhãn quan và tâm thế của người nghiên cứu. Do đó luôn tồn tại những cách thức tiếp cận khác nhau. Một hình ảnh chân thật về Việt Nam không bao giờ có được nếu chỉ nhìn từ một giác độ. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(76) - 2014 QUAN NIỆM VỀ VIỆT NAM HỌC NGUYỄN PHONG NAM * Tóm tắt: Việt Nam học hiện đang được giới nghiên cứu trong nước và nước ngoài quan tâm sâu sắc. Tuy vậy, đây lại là lĩnh vực đang gây nhiều tranh cãi. Các học giả người nước ngoài nghiên cứu Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau. Còn người Việt Nam nghiên cứu Việt Nam vì đó là “quốc học”. Nghiên cứu Việt Nam phụ thuộc vào nhãn quan và tâm thế của người nghiên cứu. Do đó luôn tồn tại những cách thức tiếp cận khác nhau. Một hình ảnh chân thật về Việt Nam không bao giờ có được nếu chỉ nhìn từ một giác độ. Từ khóa: Việt Nam học, quốc học, nghiên cứu, quan niệm, đặc điểm. 1. Kể từ khi nước ta bước vào quá trình hội nhập quốc tế đến nay, Việt Nam học (Vietnamese studies) là lĩnh vực được giới nghiên cứu trong nước và nước ngoài quan tâm sâu sắc. Điều này thể hiện rất rõ qua các hoạt động nghiên cứu cũng như số lượng công trình khoa học được công bố. Tuy vậy, xung quanh lĩnh vực này lại đang có sự khác biệt rất lớn trong quan niệm của các nhà nghiên cứu. Tựu trung, nổi lên hai vấn đề: Việt Nam học là gì (?) và, ở nước ta, Việt Nam học đang diễn tiến ra sao? Việt Nam học là gì? Đây là câu hỏi không dễ trả lời, mặc dù thoạt nhìn, có vẻ như mọi thứ đã rất hiển nhiên: Việt Nam học là nghiên cứu Việt Nam. Cái khó nằm ở việc xác định đối tượng của hoạt động nghiên cứu này. “Việt Nam” trong mối quan hệ với chủ thể (nhà khoa học) có thể hiểu là sự vật, hiện tượng (của 92 Việt Nam), lại cũng có thể hiểu là các đặc điểm, tính chất (những giá trị thuộc về Việt Nam), thậm chí chỉ là phương pháp nhận thức (đối với Việt Nam). Điều này rất dễ dẫn đến một tình thế khá hài hước: Việt Nam học là “tất cả” - một ngành khoa học nghiên cứu về mọi thứ (miễn có gắn thêm định ngữ chỉ dân tộc); hoặc đơn giản, chỉ là cách nhận thức, hướng tiếp cận (một cái) “thế giới” được xác định về không gian.(*) Tuy nhiên, bất chấp những rắc rối và vướng mắc về thuật ngữ, trên thực tế, các công trình nghiên cứu Việt