Bài viết phân tích tư tưởng tự do và sáng tạo của , nhà triết học người Nga. Theo tác giả bài viết, triết học của là một biến thể của triết học hiện sinh, với chủ đề cơ bản, xuyên suốt là cá nhân con người tự do và sáng tạo. luôn gắn những kiến giải về vấn đề này với Kyto giáo | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(76) - 2014 TƯ TƯỞNG TỰ DO VÀ SÁNG TẠO CỦA NIKOLAI BERDYAEV: QUAN NIỆM VÀ TIẾP NHẬN* VIKTORIYA MUSYUCHUK ** Tóm tắt: Bài viết phân tích tư tưởng tự do và sáng tạo của , nhà triết học người Nga. Theo tác giả bài viết, triết học của là một biến thể của triết học hiện sinh, với chủ đề cơ bản, xuyên suốt là cá nhân con người tự do và sáng tạo. luôn gắn những kiến giải về vấn đề này với Kyto giáo. Con người chỉ thể hiện bản chất tự do và sáng tạo trong quan hệ với Chúa: sáng tạo là yêu cầu của Chúa đối với con người, là sự hưởng ứng của con người đối với hành động sáng tạo của Chúa, đồng thời cũng là bước đột phá vào một tồn tại khác; thế giới được tạo nên không chỉ bởi Chúa, mà còn bởi Con Người, là sự nghiệp của Chúa - Nhân. Sáng tạo gắn liền với Tự do. Tự do là điều kiện tiên quyết của Sáng tạo; Sáng tạo là hiện thực hóa Tự do, là cách thức đạt tới “Vương quốc Tinh thần” mang những giá trị thiêng liêng, cao cả Chân, Thiện, Mỹ. Từ khóa: Chủ nghĩa nhân vị, cá nhân, tự do, sáng tạo, tinh thần, Kyto giáo, Chúa - Nhân, tư tưởng Nga, tâm hồn Nga. 1. Dẫn nhập Thế kỷ Bạc của nền văn hóa Nga đã ban tặng cho thế giới nhiều văn nghệ sĩ và triết gia tài năng, trong đó có Nikolai Aleksandrovich Berdyaev (1874-1948) nhà triết học, nhà văn, cây bút chính luận, nhà hoạt động xã hội. Là một trong những nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XX, không chỉ chứng kiến mà còn tham gia tích cực vào những sự kiện trọng đại trong lịch sử nước Nga và thế giới: cách mạng, nội chiến, hai cuộc chiến tranh thế giới. đã say mê nghiên cứu triết học Đức và , 102 ngay từ khi học Đại học Tổng hợp Kiev. Năm 1889, ông đã công bố công trình nghiên cứu đầu tiên trên tạp chí Thế giới của Chúa - bài và triết học phê phán dung chứa những tiền đề cho sự phát triển tư tưởng của ông từ chủ nghĩa Mác sang chủ nghĩa duy tâm với nhận thức mới về Kyto giáo.(*) Sau khi công bố các cuốn Triết học của .