Bài viết phân tích “Nhân” của Nho giáo và “Nhân” trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Theo tác giả, trong Nho giáo Trung Quốc sơ kỳ, nhân được hiểu là yêu thương con người, là đạo làm người mà cốt lõi là trung - thứ, là một phẩm chất của người quân tử. Trong Nho giáo Việt Nam, ngoài những nội dung trên, nhân còn là yêu nước, thương dân; là khoan dung độ lượng, là yêu chuộng hòa bình. | Từ phạm trù "Nhân" của Nho giáo. TỪ PHẠM TRÙ “NHÂN” CỦA NHO GIÁO ĐẾN PHẠM TRÙ “NHÂN” TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH PHAN MẠNH TOÀN* Tóm tắt: Bài viết phân tích “Nhân” của Nho giáo và “Nhân” trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Theo tác giả, trong Nho giáo Trung Quốc sơ kỳ, nhân được hiểu là yêu thương con người, là đạo làm người mà cốt lõi là trung - thứ, là một phẩm chất của người quân tử. Trong Nho giáo Việt Nam, ngoài những nội dung trên, nhân còn là yêu nước, thương dân; là khoan dung độ lượng, là yêu chuộng hòa bình. Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhân không hoàn toàn giống quan niệm của Nho giáo về nhân. Đối với Hồ Chí Minh, nhân còn là tình yêu thương đối với Tổ quốc, đồng bào, nhân loại cần lao, là sự đấu tranh xóa bỏ áp bức và bất công, giải phóng con người. Từ khóa: Nhân, Nho giáo sơ kỳ, Nho giáo Việt Nam, Hồ Chí Minh. 1. “Nhân” là một trong những phạm trù cơ bản của Nho giáo Trung Quốc, có nội dung rất phong phú, đa dạng, nhiều vẻ. Trong Luận ngữ, hơn một trăm lần Khổng Tử nói về “Nhân”, coi đó là một trong những phẩm chất đạo đức cao nhất. Mặc dù vậy, bản thân người sáng lập Nho giáo cũng không đưa ra một định nghĩa nhất quán về phạm trù này, mà thông thường tùy lúc, tùy nơi, tùy từng hoàn cảnh và đối tượng học trò mà ông giảng giải về “Nhân” theo những nghĩa, những cách khác nhau. Nội dung bao quát của “Nhân” trong Nho giáo sơ kỳ được thể hiện trên những ý nghĩa cơ bản sau: Thứ nhất, “Nhân” là lòng yêu thương con người. Đây là nội dung cơ bản đầu tiên, có tính khái quát của phạm trù “Nhân”. Ý nghĩa này được thể hiện rất rõ trong sách Luận ngữ. Khi học trò là Phàn Trì hỏi về “Nhân”, Khổng Tử đáp: “Nhân là thương người”.(*) Thứ hai, “Nhân” là đạo làm người mà cốt lõi là trung - thứ. Ở trên đã cho thấy, “Nhân” trước hết mang nghĩa là yêu người, nhưng thế nào là yêu người? Trả lời cho vấn đề đó, Khổng Tử chỉ ra con đường để thực hiện - đó là phải trung thứ, yêu người là phải “trung” và “thứ”. Theo nghĩa này, “Nhân” thể hiện rõ rệt mối quan hệ giữa .