Bài viết cung cấp một cách một tổng quan về nghiên cứu lối sống công nhân trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài việc phân tích các quan điểm học thuật hữu quan, tác giả đưa ra một vài giả thuyết làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(77) - 2014 LỐI SỐNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA BÙI MINH* Tóm tắt: Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về giai cấp công nhân trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay là vấn đề quan trọng nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra chủ trương, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân phát triển toàn diện trong thời kỳ mới. Bài viết cung cấp một cách một tổng quan về nghiên cứu lối sống công nhân trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài việc phân tích các quan điểm học thuật hữu quan, tác giả đưa ra một vài giả thuyết làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này. Từ khóa: Giai cấp công nhân, lối sống công nhân Việt Nam. 1. Những vấn đề lý luận về lối sống Giới nghiên cứu cho rằng, mặc dầu khái niệm lối sống có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau (triết học, chính trị học, kinh tế học.), nhưng trước hết, lối sống là một khái niệm xã hội học(1). Về khái niệm lối sống, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin nhấn mạnh rằng “phương thức sản xuất” và “một phương thức sinh sống nhất định” có mối liên hệ với nhau(2). Trong tư tưởng của giới nghiên cứu triết học và xã hội học sau này, ta đều thấy sự phát triển tiếp tục luận điểm đó. Các nhà nghiên cứu coi luận điểm đó là một trong những nét chủ đạo của định nghĩa khoa học về lối sống: hoạt động sống hàng ngày của con người thế nào thì 54 chính bản thân họ là thế ấy. Tại Liên Xô trước đây vào những năm 1970, vấn đề lối sống là tâm điểm của những thảo luận học thuật và phân tích chính sách. Phân tích lối sống thời kỳ này gắn liền với những điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giới nghiên cứu thống nhất rằng, không thể lẫn lộn cũng (1) Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. (1) Hiện nay trong giới nghiên cứu khoa học xã hội vẫn còn chưa có sự thống nhất về cách .