Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của các bậc tiền bối, đồng thời bổ sung những nội dung mới, mang giá trị thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành với những đặc điểm tư duy riêng có của Người, trên cơ sở kết hợp với tư tưởng cổ kim, đông tây một cách phong phú. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(79) - 2014 ĐẠO ĐỨC NHO HỌC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HÀ THỊ THU * Tóm tắt: Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của các bậc tiền bối, đồng thời bổ sung những nội dung mới, mang giá trị thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành với những đặc điểm tư duy riêng có của Người, trên cơ sở kết hợp với tư tưởng cổ kim, đông tây một cách phong phú. Trong đó, Nho học đóng một vai trò nhất định, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung bài viết nghiên cứu, tìm hiểu những nội dung cơ bản về đạo đức Nho học trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó, tác giả khẳng định, Hồ Chí Minh là Người đã sử dụng sáng tạo những nhân tố hợp lý trong tư tưởng đạo đức Nho giáo; bổ sung những nội dung mới, giá trị đạo đức thời đại trong dòng chảy văn hóa tư tưởng dân tộc. Từ khóa: Đạo đức Nho giáo, phạm trù đạo đức Nho học, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Nho giáo. 1. Mở đầu Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Từ nhỏ, Người đã sinh sống, tiếp thu và học tập trong môi trường giáo dục mang đậm tư tưởng Nho học. Do đó, những phạm trù đạo đức Nho học có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành tư tưởng của Người. Nghiên cứu mối quan hệ giữa Nho học và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Thành Hiên cho rằng: “Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh viện dẫn hàng trăm lần các khái niệm và mệnh đề Nho học để diễn đạt tư tưởng của mình”(1). Nguyễn Huy Hoan khẳng định: Theo thống kê, trong cuốn “Hồ Chí Minh toàn tập” (tổng cộng 12 tập), ngay trong lần xuất bản đầu tiên đã có khoảng 53 lần Hồ Chí Minh đề cập và viện dẫn các 72 mệnh đề Nho giáo”(2). Theo Chu Nhân Phu, Hồ Chí Minh mượn từ Nho học các phạm trù đạo đức “trung với nước, hiếu với dân”, “dân vi quý”, “yêu nước”, “yêu dân”; “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”; “cần, kiệm, liêm, chính”, “chính tâm”, “tu thân”, “tiên ưu hậu lạc”(3). Việc Hồ Chí Minh sử dụng các phạm trù đạo đức Nho học trong khi diễn giải những tư tưởng của mình, đã tạo nên nét Thạc sĩ, UBND Huyện .