Theo tác giả bài viết khoa học xã hội đến nay đã trả lời ít nhiều thuyết phục về nguyên nhân hưng vong của các xã hội cổ xưa; những câu trả lời của các học giả như Jared Diamon, Daron Acemoglu, James Robinson(1) cũng mới chỉ là giả thuyết, còn cần phải được phản biện, kiểm chứng và lý giải làm sâu sắc thêm. | Khoa học xã hội và sự thành bại. KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ SỰ THÀNH BẠI CỦA CÁC QUỐC GIA HỒ SĨ QUÝ * Tóm tắt: Nhiều quốc gia thịnh vượng rồi suy vong. Điều đó nguyên do tại đâu và là tất nhiên hay chỉ là may rủi? Vì sao các quốc gia thất bại hay thành công trong điều kiện chẳng mấy khác nhau, có xã hội “hóa hổ, hóa rồng”, trong khi các quốc gia khác vẫn đói nghèo, lạc hậu? Khoa học xã hội, với trình độ hiện đại của mình, đang cố gắng trả lời những câu hỏi này. Theo tác giả bài viết khoa học xã hội đến nay đã trả lời ít nhiều thuyết phục về nguyên nhân hưng vong của các xã hội cổ xưa; những câu trả lời của các học giả như Jared Diamon, Daron Acemoglu, James Robinson(1) cũng mới chỉ là giả thuyết, còn cần phải được phản biện, kiểm chứng và lý giải làm sâu sắc thêm. Từ khóa: Khoa học xã hội, công nghiệp hóa, sự thành bại, Đông Á. 1. Ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là quốc gia bại trận, trở thành nước bị chiếm đóng, nền kinh tế xã hội hoang tàn và các giá trị dân tộc được gây dựng và khẳng định mãnh liệt từ thế kỷ XVIII - XIX trở thành mối hoài nghi. Nuốt nỗi cay đắng của kẻ bại trận, với những kinh nghiệm công nghiệp hóa có từ trước chiến tranh, người Nhật quyết tâm làm lại nước Nhật bằng phát triển kinh tế. Và kết quả thật ngoạn mục. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm từ năm 1945 đến năm 1950 đạt 9,4%, từ năm 1950 đến năm 1955 đạt 10,9%, từ năm 1950 đến năm 1987 đạt 7,1%. Năm 1952, khi thoát khỏi chế độ chiếm đóng của Mỹ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật đã tương đương trước chiến tranh. Năm 1968, nợ nước ngoài đã thấp hơn cho vay, Nhật Bản vươn lên vị trí thứ hai về tổng GDP trong thế giới tư bản. Năm 1982, GDP là tỷ USD, bình quân đầu người là USD, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế, khẳng định điều thần kỳ của nước Nhật hậu chiến. Năm 2013 GDP của Nhật Bản là tỷ USD, bình quân đầu người là USD, tính theo sức mua ngang giá (PPP)(2). 2. Bài học về sự thần kỳ Nhật Bản kể cả ở thời Cải cách Minh Trị và cả