Bài viết phân tích tổng quan về ngành Bách khoa thư học trên thế giới và ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | Ngành Bách khoa thư học trên thế giới và ở Việt Nam NGÀNH BÁCH KHOA THƯ HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM KIM NGỌC * Tóm tắt: Trong nền kinh tế tri thức, giáo dục và đào tạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Việc biên soạn các Bách khoa toàn thư và Từ điển bách khoa cũng có vai trò không kém phần quan trọng trong việc cung cấp cho cộng đồng xã hội, cho nhân dân những tri thức cơ bản nhất, những thông tin chuẩn xác nhất của nhân loại, của các quốc gia ở mọi thời đại về mọi lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, phục vụ mọi đối tượng, mọi trình độ trong công tác, trong học tập hàng ngày. Bài viết phân tích tổng quan về ngành Bách khoa thư học trên thế giới và ở Việt Nam. Từ khóa: Nền kinh tế tri thức; ngành Bách khoa thư học; thế giới; Việt Nam. 1. Ngành Bách khoa thư học trên thế giới . Ngành Bách khoa thư học đã có lịch sử hơn 2300 năm. Trung Quốc, Hy Lạp và La Mã cổ đại là các địa điểm phát tích các tác phẩm thuộc dạng Bách khoa toàn thư sớm nhất. Song, sự phát triển của bách khoa toàn thư cổ đại ở phương Đông và phương Tây cũng giống như nền văn minh cổ đại ở phương Đông và phương Tây, không hề có sự dung hợp trong suốt cả một thời kỳ lịch sử dài lâu, mà có những truyền thống tự hình thành khác nhau. Khởi thủy của Bách khoa toàn thư được bắt đầu từ ý tưởng tập hợp mọi tri thức của thế giới vào trong tầm tay có từ thời Thư viện Alexandria Pergamon cổ đại và Trung Quốc cổ đại. Ý tưởng ấy thường dựa trên 2 nền tảng: (1), ghi chép khái quát lại tất cả mọi tri thức mà loài người đã có; (2), tiến hành chỉnh lí và phân loại những tri thức đã có. Hai nền tảng này chính là điều kiện tối thiểu cần có để biên soạn tất cả mọi bộ Bách khoa toàn thư về sau này, kể cả các bộ Bách khoa toàn thư hiện đại. Nhìn lại lịch sử hơn 2300 năm hình thành và phát triển Bách khoa toàn thư, đứng về góc độ mối quan hệ liên kết giữa giáo dục và sự nghiệp biên soạn bách khoa toàn thư, giữa chức năng giáo dục, đào tạo và chức năng tra cứu .