Bài viết đề cập đến thực trạng của giáo dục đại học Việt Nam trước xu hướng hội nhập quốc tế và những giải pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân dẫn tới hạn chế của hệ thống giáo dục đại học. Theo tác giả, những nguyên nhân của hạn chế trong giáo dục đại học. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(83) - 2014 PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRẦN THỊ BẢO KHANH * Tóm tắt: Bài viết đề cập đến thực trạng của giáo dục đại học Việt Nam trước xu hướng hội nhập quốc tế và những giải pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân dẫn tới hạn chế của hệ thống giáo dục đại học. Theo tác giả, những nguyên nhân của hạn chế trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay là: chương trình giảng dạy chưa được công nhận trên phạm vi quốc tế; chưa có bộ quy tắc chuẩn mực để đánh giá chất lượng; chính sách lương cho giáo viên đại học còn bất hợp lý; chưa có các cơ quan, tổ chức độc lập với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục làm nhiệm vụ phản biện, tư vấn về giáo dục. Từ khóa: Giáo dục đại học; kiểm định chất lượng giáo dục, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế tri thức với vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sự phát triển kinh tế đang khiến cho tất cả các quốc gia đặt chiến lược con người trở thành mục tiêu hàng đầu. Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, các quốc gia đang phải đối mặt với rất nhiều cơ hội và thách thức do toàn cầu hóa mang lại. Do đó, nguồn nhân lực đã trở thành một tài sản quý nhất, quan trọng nhất và quyết định nhất cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Khi “tri thức đã và đang trở thành một nguồn lực kinh tế chủ yếu của lợi thế cạnh tranh”(1) thì nhiều quốc gia coi đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo là chiến lược sống còn trong chiến lược phát triển của mình. Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học. Năm 1979, Bộ 76 Chính trị ban hành Nghị quyết số 14/NQ/TW ngày 11 tháng 1 năm 1979 về cải cách giáo dục đầu tiên sau khi thống nhất đất nước. Nghị quyết số 02 NQ/HNTW ngày 24 tháng 12 năm 1996 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, .