Các hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới đã được quan tâm nghiên cứu một cách thường xuyên, liên tục và khá toàn diện bởi nhiều ngành khoa học. Ở Việt Nam, các hiện tượng tôn giáo mới ít được quan tâm. Bài viết giới thiệu tổng quan một số vấn đề cơ bản về đặc điểm, nguyên nhân và xu hướng phát triển, ảnh hưởng của các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam và cách ứng xử đối với vấn đề này hiện nay. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(84) - 2014 CÁC HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NGUYỄN VĂN MINH * Tóm tắt: Các hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới đã được quan tâm nghiên cứu một cách thường xuyên, liên tục và khá toàn diện bởi nhiều ngành khoa học. Ở Việt Nam, các hiện tượng tôn giáo mới ít được quan tâm. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc do các nhà Tôn giáo học, Dân tộc học và một số cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng được thực hiện. Bài viết giới thiệu tổng quan một số vấn đề cơ bản về đặc điểm, nguyên nhân và xu hướng phát triển, ảnh hưởng của các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam và cách ứng xử đối với vấn đề này hiện nay. Từ khóa: Tôn giáo; tín ngưỡng; tôn giáo mới; giáo phái; đạo lạ; “tà đạo”. 1. Một số đặc điểm cơ bản của các hiện tượng tôn giáo mới . Về lịch sử hình thành và phát triển Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam, các hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, nhất là từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây xuất hiện ngày càng nhiều. Trong thời kỳ Pháp thuộc đến đầu thế kỷ XX, các hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện đầu tiên và chủ yếu ở Nam Kỳ, qua những phong trào đấu tranh của tầng lớp nông dân mang màu sắc tín ngưỡng, nhằm chống chế độ thực dân Pháp xâm lược và triều đình phong kiến tay sai, như: “Hội kín”, “Thiên Địa Hội”, các “Ông Đạo”, Các đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài, Hòa Hảo đã phát triển thành những tôn giáo nội sinh ở vùng Nam Bộ. Phong trào này kéo dài đến nửa đầu thế kỷ XX thì suy yếu dần. Thời kỳ từ 1954 đến 1975, ở miền Nam dưới chế độ Mỹ - Ngụy, xuất hiện 82 một số hiện tượng tôn giáo mới nhưng chủ yếu là du nhập từ nước ngoài vào; đáng chú ý là Đạo Mẹ ở thành phố Hồ Chí Minh(1). Ở miền Bắc giai đoạn này không có các hiện tượng tôn giáo mới. Phó giáo sư, tiến sĩ, Viện Dân tộc học. Nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted) được tài trợ trong đề tài mã số .