Bài viết phân tích sự tham gia chính trường của phụ nữ ở Việt Nam. Theo tác giả, trong xã hội truyền thống và trong bối cảnh hiện nay còn ít phụ nữ đảm nhận vai trò lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần thực thi nhiều giải pháp hữu hiệu hơn về bình đẳng giới. | Phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý. PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐẶNG THỊ ÁNH TUYẾT * Tóm tắt: Bài viết phân tích sự tham gia chính trường của phụ nữ ở Việt Nam. Theo tác giả, trong xã hội truyền thống và trong bối cảnh hiện nay còn ít phụ nữ đảm nhận vai trò lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần thực thi nhiều giải pháp hữu hiệu hơn về bình đẳng giới. Từ khóa: Lãnh đạo; quản lý; chính sách; vai trò phụ nữ; pháp luật. 1. Vai trò tham chính của phụ nữ Sự thiếu vắng phụ nữ tham chính trong tương quan với nam giới là vấn đề mang tính toàn cầu và có tính lịch sử truyền thống. Các chính trị gia, các nhà quản lý ở hầu hết các quốc gia chủ yếu là nam giới, Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, việc thu hút sự tham chính của phụ nữ - phát huy nguồn lực trí tuệ của “một nửa thế giới” đang là một trong những chính sách ưu tiên của các quốc gia. Ở Việt Nam, phụ nữ đã tham gia lãnh đạo chính trị từ rất sớm. Trong lịch sử Bà Trưng, Bà Triệu đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược để giành độc lập tự do cho đất nước. Phát huy truyền thống đó, ngày nay nhiều phụ nữ tiếp tục giữ các vị trí lãnh đạo và quản lý đất nước và có nhiều đóng góp quan trọng cho tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế. Theo tiến trình phát triển của xã hội, vai trò tham chính của phụ nữ ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) nhận định: Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia có điểm sáng về bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và quyền tham chính của phụ nữ(1). Gắn với mỗi thời kỳ phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam đều có những đóng góp to lớn và quan trọng đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến, phụ nữ tham chính vô cùng hạn chế; những hình ảnh phụ nữ tham gia vào triều chính như Nguyên Phi Ỷ Lan, Dương Vân Nga. chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong các vị .