Khoa học là một trong các động lực phát triển của xã hội loài người. Khoa học bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và khoa học xã hội. Mỗi lĩnh vực khoa học đều có chức năng nghiên cứu để tìm ra các quy uật vận động khách quan của thế giới và đều nhằm mục đích góp phần cải tạo thế giới hiện thực vì cuộc sống và sự phát triển của con người. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (71) - 2013 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KIỀU QUỲNH ANH* Tóm tắt: Khoa học là một trong các động lực phát triển của xã hội loài người. Khoa học bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và khoa học xã hội. Mỗi lĩnh vực khoa học đều có chức năng nghiên cứu để tìm ra các quy luật vận động khách quan của thế giới và đều nhằm mục đích góp phần cải tạo thế giới hiện thực vì cuộc sống và sự phát triển của con người. Khoa học nói chung và khoa học xã hội nói riêng ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nhưng khoa học xã hội có phát huy được vai trò quan trọng của nó hay không, điều đó phụ thuộc vào nguồn nhân lực khoa học xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, nguồn nhân lực khoa học xã hội đang rất cần được quan tâm phát triển để đáp ứng yêu cầu cao của của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Từ khóa: Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực khoa học xã hội, phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội. 1. Vai trò của nguồn nhân lực khoa học xã hội đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Trong các nguồn lực của sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia (tài nguyên thiên nhiên, vốn, con người) thì con người hay nguồn nhân lực có vai trò quyết định. Xã hội có phát triển nhanh và bền vững hay không, điều đó chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhân lực (cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của nguồn nhân lực). Xã hội càng phát triển thì vai trò của nguồn nhân lực càng quan trọng. Chính vì thế, các quốc gia ngày càng nhận thấy rằng, chăm lo phát triển con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng; đầu tư 56 cho con người là đầu tư chiến lược và hiệu quả, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững.(*)Phát triển nguồn nhân lực (tạo ra sự thay đổi tiến bộ về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, tâm lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần, về cơ cấu nguồn nhân lực), không