Tư tưởng của một số nhà nho Việt Nam về trách nhiệm trong quan hệ gia đình

Nho giáo quan niệm “Quốc chi bản tại gia” nên rất coi trọng việc xây dựng các chuẩn mực về trách nhiệm trong quan hệ gia đình. Bài viết phân tích tư tưởng của một số nhà nho Việt Nam (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Ngô Thì Nhậm) về trách nhiệm trong quan hệ gia đình (cha - con, chồng - vợ, anh - em), từ đó rút ra những bài học có ý nghĩa nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên trong quan hệ gia đình ở Việt Nam hiện nay. | Tư tưởng của một số nhà Nho Việt Nam . TƯ TƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÀ NHO VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH NGUYỄN BÁ CƯỜNG* Tóm tắt: Từ xưa đến nay gia đình được coi là nền tảng của xã hội, quan hệ gia đình là cơ sở của quan hệ xã hội. Nho giáo quan niệm “Quốc chi bản tại gia” nên rất coi trọng việc xây dựng các chuẩn mực về trách nhiệm trong quan hệ gia đình. Bài viết phân tích tư tưởng của một số nhà nho Việt Nam (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Ngô Thì Nhậm) về trách nhiệm trong quan hệ gia đình (cha - con, chồng - vợ, anh - em), từ đó rút ra những bài học có ý nghĩa nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên trong quan hệ gia đình ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Trách nhiệm, gia đình, nhà Nho Việt Nam. 1. Quan niệm của Nho giáo về trách nhiệm Theo Nho giáo, “trách nhiệm” là yêu cầu, đòi hỏi về phẩm hạnh đạo đức đối với người khác hoặc đối với chính mình, hoặc cũng là gánh nặng, gắn với chức vụ nhất định được giao phải hoàn thành. Khổng Tử nói: Đòi hỏi ở mình nhiều mà ít ở người, làm được như thế thì tránh xa được sự oán hận. Tăng Tử nói: Kẻ sĩ không thể không có ý chí và nghị lực lớn. Gánh thì nặng mà đường thì xa. Mạnh Tử nói: Người có trách nhiệm phải nói mà chẳng đắt lời thì đi. Như thế, Nho giáo nguyên thủy quan niệm trách nhiệm được thể hiện trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội. Trách nhiệm luôn mang tính xã hội bởi nó được quy định bởi các quan hệ xã hội, thông qua quan hệ xã hội mà biểu hiện. Từ cách tiếp cận trên, có thể thấy, trong các học thuyết có ảnh hưởng đến tư tưởng và văn hóa của người Việt Nam thì Nho giáo là học thuyết chính trị - xã hội quan tâm nhiều đến trách nhiệm. Nhà Nho bao giờ cũng đặt ra cho mình yêu cầu “tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ”. Thực hiện những yêu cầu đó, thực chất là thực hiện trách nhiệm của cá nhân đối với bản thân mình, gia đình và xã hội.(*) Trong các thành phần xã hội xưa, nhà Nho luôn được coi là lực lượng có tính chất tiên phong trong việc thực hiện trách nhiệm cá nhân

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.