Bài viết phân tích mối quan hệ giữa khu vực phi chính thức với việc làm phi chính thức và nghèo đói. Theo tác giả, khu vực kinh tế này không biến mất cùng với công nghiệp hóa và tăng trưởng cao ở các nước đang phát triển theo như những dự đoán trước đây hay không; hiện tại đang có sự thiếu hụt của các chương trình an sinh xã hội cho khu vực phi chính thức và vai trò của khu vực xã hội dân sự đối với việc thực hiện an sinh xã hội cho lao động phi chính thức ở các nước đang phát triển hiện nay. | Khu vực phi chính thức ở các nước đang phát triển KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN NGUYỄN HOÀI SƠN* Tóm tắt: Bài viết phân tích mối quan hệ giữa khu vực phi chính thức với việc làm phi chính thức và nghèo đói. Theo tác giả, khu vực kinh tế này không biến mất cùng với công nghiệp hóa và tăng trưởng cao ở các nước đang phát triển theo như những dự đoán trước đây hay không; hiện tại đang có sự thiếu hụt của các chương trình an sinh xã hội cho khu vực phi chính thức và vai trò của khu vực xã hội dân sự đối với việc thực hiện an sinh xã hội cho lao động phi chính thức ở các nước đang phát triển hiện nay. Từ khóa: Khu vực phi chính thức, việc làm phi chính thức, kinh tế phi chính thức, nghèo đói, an sinh xã hội, các nước đang phát triển. Mở đầu Nghiên cứu khu vực phi chính thức ở các nước đang phát triển là một đề tài học thuật hấp dẫn trong khoảng năm thập niên trở lại đây. Khái niệm khu vực phi chính thức lần đầu tiên được sử dụng bởi Keith Hart (nhà nhân học xã hội) vào năm 1971 khi nghiên cứu về cơ hội thu nhập phi chính thức và lao động đô thị ở Ghana. Điểm chính trong nghiên cứu của Hart là những người mới gia nhập thị trường lao động tại đô thị bắt buộc phải tìm kiếm những việc làm trong khu vực không được tổ chức do thiếu trình độ, kỹ năng và cả cơ hội. Thuật ngữ này giành được nhiều sự quan tâm hơn trong giới nghiên cứu hơn sau cuộc khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về lao động việc làm ở Kenya năm 1972. ILO sau đó đã phát triển khung khái niệm và qui tắc cho việc thu thập dữ liệu về khu vực phi chính thức và giới thiệu vào năm 1993. Theo định nghĩa của tổ chức này, khu vực phi chính thức bao gồm khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức. Tuy nhiên, do tính phức tạp của thị trường lao động ở các nước đang phát triển, định nghĩa khái niệm khu vực phi chính thức đến nay vẫn đang là một điểm nóng trong các tranh luận của các nhà kinh tế học, xã hội học, luật học,.(*) Một mặt, khu vực này hiện nay đang giữ vai trò .