Nguồn lực sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn sẽ suy giảm mạnh và đến lúc tới hạn, đặc biệt là, nguồn lực đất đai (diện tích giảm và chất lượng đất kém) cộng với nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp không ổn định do hiện tượng biến đổi khí hậu. | Những bất cập và giải pháp phân bổ nguồn lực. NHỮNG BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP PHÂN BỔ NGUỒN LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM NGUYỄN THỊ TỐ QUYÊN* Tóm tắt: Nguồn lực sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn sẽ suy giảm mạnh và đến lúc tới hạn, đặc biệt là, nguồn lực đất đai (diện tích giảm và chất lượng đất kém) cộng với nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp không ổn định do hiện tượng biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và mô hình tăng trưởng trong 10 năm tới lấy mục tiêu phát triển con người làm trung tâm và chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực chất lượng cao (trí tuệ, tiềm năng công nghệ lớn) thì thách thức lớn của nông nghiệp - nông thôn nước ta sắp tới là sức ép về việc làm đối với lực lượng lao động nông thôn. Vì thế, phân bổ lại hai loại nguồn lực (lao động và ruộng đất) sẽ giúp giải quyết căn bản một số vấn đề bất cập trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Từ khóa: nguồn lực lao động, nông nghiệp, nông thôn, phân bổ, đất đai. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt với tư cách là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam có cơ hội để khai thác các lợi thế phát triển. Tác động bên ngoài là lực kéo quan trọng giúp Việt Nam cải tổ khu vực nông nghiệp, nông thôn. Song, đây cũng là thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta còn mang nặng tính tiểu nông mà ở đó khu vực nông nghiệp và nông thôn bị tác động nhiều nhất. Hơn nữa, trước bối cảnh mới với mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới, chúng ta phải nhìn nhận rõ những bất cập trong nông nghiệp, nông thôn, để từ đó có giải pháp giải quyết phù hợp.(*) 1. Những bất cập trong nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, sau hai mươi lăm năm đổi mới, sản xuất nông nghiệp về cơ bản vẫn là sản xuất thủ công theo lối truyền thống, được tổ chức chủ yếu bởi kinh tế hộ gia đình với qui mô nhỏ lẻ, manh mún và tự phát. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp thấp với số lượng không ổn định, giá thành