Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau phủ định học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của , nhưng tựu chung lại những quan điểm này đều phủ định tính khách quan của quy luật xã hội, hoặc cho rằng thực tiễn đã đổi thay, nên học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của là sai lầm. Bằng các luận cứ về mặt lý luận, về mặt thực tiễn và về thực tế lịch sử, bài viết khẳng định tính đúng đắn của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của . | Có phải học thuyết của về hình thái kinh tế - xã hội là sai lầm? CÓ PHẢI HỌC THUYẾT CỦA VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI LÀ SAI LẦM? TRẦN VĂN PHÒNG* Tóm tắt: Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau phủ định học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của , nhưng tựu chung lại những quan điểm này đều phủ định tính khách quan của quy luật xã hội, hoặc cho rằng thực tiễn đã đổi thay, nên học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của là sai lầm. Bằng các luận cứ về mặt lý luận, về mặt thực tiễn và về thực tế lịch sử, bài viết khẳng định tính đúng đắn của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của . Từ khóa: , hình thái kinh tế - xã hội. Các quan điểm phủ định học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của thường bắt đầu từ phủ định tính khách quan của quy luật xã hội mà học thuyết này phát hiện ra. Những người theo quan điểm này cho rằng, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của là lỗi thời vì thực tiễn đã đổi thay, . Thực ra điều này không mới. cũng đã từng bác bỏ học học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của trong “Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử”. Ông ta cho rằng, sự khái quát quy luật phải dựa trên sự lặp đi lặp lại của các sự kiện. Điều này chỉ có thể thực hiện được trong khoa học tự nhiên, nhưng không thể thực hiện trong khoa học xã hội, vì xã hội vẫn đang trong trạng thái sinh thành liên tục, chưa có kết thúc. Hơn nữa, xã hội là kết quả của vô số những cá nhân hoạt động vì lợi ích của mình, với vô số quan hệ chằng chịt và các sự kiện không thể dự đoán trước. Cho nên, con người không thể nắm bắt được trạng thái và xu hướng vận động của xã hội, quy luật xã hội. Để phản bác lại những quan điểm này, chúng ta cần căn cứ vào lý luận, thực tiễn và thực tế lịch sử. 1. Căn cứ về mặt lý luận(*) Thứ nhất, các quy luật xã hội giống các quy luật tự nhiên cũng tồn tại khách quan và có thể được nhận thức bởi con người. Trước , Hêghen đã đặt nhiệm vụ phát hiện ra quy luật xã hội, lịch sử; nhưng Hêghen đã không giải quyết .