Tư tưởng khoan dung của phật giáo và biểu hiện của nó ở phật giáo Việt Nam

Phật giáo Việt Nam đã nhiều lần phát huy thành công tinh thần khoan dung một cách tích cực và sáng tạo trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, tôn giáo ở thời bình cũng như thời chiến. Bài viết phân tích tư tưởng khoan dung của Phật giáo và biểu hiện của tư tưởng khoan dung trong Phật giáo Việt Nam. | Tư tưởng khoan dung của Phật giáo và biểu hiện của nó. TƯ TƯỞNG KHOAN DUNG CỦA PHẬT GIÁO VÀ BIỂU HIỆN CỦA NÓ Ở PHẬT GIÁO VIỆT NAM HOÀNG THỊ THƠ* Tóm tắt: Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, khoan dung là chìa khóa hòa bình cho sự cùng tồn tại và phát triển trên cơ sở vượt qua định kiến, kỳ thị và không làm tổn hại tới bản sắc riêng của mỗi cá thể hay quốc gia dân tộc. Phật giáo có tư tưởng khoan dung đặc sắc được xây dựng trên một hệ thống triết học, tôn giáo và đạo đức bề thế. Tư tưởng khoan dung của Phật giáo thể hiện ở các khái niệm “Từ bi”, “Bác ái” và “Bố thí”. Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam rất sớm theo nhiều con đường và ở nhiều thời kỳ khác nhau. Phật giáo Việt Nam đã nhiều lần phát huy thành công tinh thần khoan dung một cách tích cực và sáng tạo trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, tôn giáo ở thời bình cũng như thời chiến. Bài viết phân tích tư tưởng khoan dung của Phật giáo và biểu hiện của tư tưởng khoan dung trong Phật giáo Việt Nam. Từ khoá: Khoan dung, khoan dung tôn giáo, Phật giáo, Từ bi, Bác ái, Bố thí. 1. Tư tưởng khoan dung của Phật giáo Theo Phật Truyện (Jataka), trong thời Phật (thế kỷ thứ VI trước Công nguyên), Bà La Môn giáo là một tôn giáo thần quyền, chính thống nhưng hết sức khắc nghiệt và bất khoan dung ở Ấn Độ. Chứng kiến sự hà khắc mà người dân Ấn Độ phải chịu đựng trong sự phân biệt đẳng cấp tôn giáo do Bà La Môn thống trị, Thái tử Tất Đạt Đa cho rằng, cánh cửa giải thoát của Bà La Môn giáo không mở cho tất cả mọi người, mà chỉ mở riêng cho Bà La Môn, đẳng cấp tự coi là thần thánh và có quyền thực hiện hầu hết các lễ nghi tôn giáo và tín ngưỡng trong xã hội. Các đẳng cấp thấp kém trong xã hội, nhất là phụ nữ và đẳng cấp nô lệ (Sudra), không thể có cơ hội lựa chọn tôn giáo cho mình, không được phép tự do hưởng bất kỳ dịch vụ tôn giáo nào và thậm chí không dám mơ đến sự giải thoát. Phật phản kháng lại sự bất bình đẳng và bất công đó của Bà La Môn giáo và khởi xướng một tôn giáo mới, gọi là Phật giáo, ở đó tất cả .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.