Bài viết phân tích nguồn vốn xã hội, phát hiện điểm mạnh và điểm yếu của nó, đề xuất giải pháp xã hội nhằm phát huy nguồn vốn xã hội của toàn dân tộc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (68) - 2013 VỐN XÃ HỘI CHO SỰ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NGUYỄN ĐỨC CHIỆN * Tóm tắt: Vốn xã hội là thành tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia. Việt Nam có lịch sử lâu đời, có nguồn vốn xã hội phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ. Nguồn vốn xã hội này đã giúp dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa và chiến thắng các thế lực bên ngoài; hiện nay đang tiếp tục đóng góp tích cực vào quá trình phát triển. Bài viết phân tích nguồn vốn xã hội, phát hiện điểm mạnh và điểm yếu của nó, đề xuất giải pháp xã hội nhằm phát huy nguồn vốn xã hội của toàn dân tộc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước. Từ khóa: vốn xã hội, phát triển. Đặt vấn đề Vốn xã hội là một thành tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia. Nhiều quốc gia trên thế giới (các quốc gia phương Tây và một số quốc gia ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) trong những thập kỷ vừa qua sở dĩ là do Chính phủ các quốc gia này đã đánh giá và xác định đúng đặc điểm của vốn xã hội, tìm hiểu ưu thế và thiếu hụt của nó, trên cơ sở đó, sử dụng nó một cách có hiệu quả phục vụ cho quá trình phát triển xã hội. Ở Việt Nam, vốn xã hội cũng đã được quan tâm xem xét và đánh giá toàn diện ngay từ những ngày đầu cách mạng. Vốn xã hội đã được khai thác, huy động hiệu quả nên dẫn đến thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vốn xã hội của dân tộc tiếp tục 42 được phát huy một cách có hiệu quả trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Trong thời kỳ này, Đảng và Nhà nước ta nhận thức rất sâu sắc về sức mạnh nguồn vốn toàn xã hội, đã phát động nhiều phong trào xã hội nhằm khơi dậy và kích thích vốn xã hội phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và thống nhất đất nước. Có thể khẳng định rằng, sự đánh giá chính xác đặc điểm nguồn vốn của toàn xã hội lúc bấy giờ, sử dụng và huy động nó một cách hiệu quả đã giúp Việt Nam giải phóng miền Nam