Phát triển du lịch cộng đồng với việc bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc thái ở Tây Bắc Việt Nam

Bài viết phân tích hình thức du lịch cộng đồng của người Thái ở khu vực Tây Bắc trong mối quan hệ với bảo tồn văn hóa truyền thống; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát huy và làm giàu các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái ở Tây Bắc. | Phát triển du lịch cộng đồng với việc bảo tồn bản sắc văn hóa. PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VỚI VIỆC BẢO TỒN BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC VIỆT NAM LÊ THỊ THU THANH * Tóm tắt: Ở Việt Nam, du lịch cộng đồng là một hiện tượng văn hóa mới du nhập vào đời sống văn hóa của các tộc người, có tác động hai mặt tới đời sống của cộng đồng dân tộc. Vì vậy, vấn đề đang đặt ra là cần có những giải pháp mang tính bền vững, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại để vừa phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo tồn, phát huy và làm giàu các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Bài viết phân tích hình thức du lịch cộng đồng của người Thái ở khu vực Tây Bắc trong mối quan hệ với bảo tồn văn hóa truyền thống; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát huy và làm giàu các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái ở Tây Bắc. Từ khóa: Du lịch cộng đồng, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, cộng đồng dân tộc Thái. 1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng được hình thành vào thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước tại các nước trong khu vực Châu Phi, Châu Úc, Châu Mỹ Latinh. Hình thức du lịch này được khởi phát thông qua các tổ chức phi chính phủ, Hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới. Hiện nay, du lịch cộng đồng ngày càng lan rộng và có sức hấp dẫn ở các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực Châu Á như Inđônêxia, Philipin, Thái Lan, Ấn Độ, Nepal, Đài Loan. Đó là những nơi có nền văn hóa độc đáo, đa dạng và vẫn giữ nguyên bản sắc văn hóa bản địa. Mục tiêu chính của các tổ chức phi chính phủ, Hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới khi đề xuất mô hình du lịch cộng đồng là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, bao gồm cả bảo vệ sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hóa, đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương thông qua việc tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồng địa phương.*Nguyên tắc

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
41    99    11    29-04-2024
110    87    5    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.