Tam giáo đồng nguyên và tính đa nguyên trong truyền thống văn hóa Việt Nam

Bài viết nêu lên về Tam giáo đồng nguyên từ góc nhìn lịch đại và tính đa nguyên trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | Tam giáo đồng nguyên và tính đa nguyên trong truyền thống văn hóa Việt Nam TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN VÀ TÍNH ĐA NGUYÊN TRONG TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM1 NGUYỄN TÀI ĐÔNG* 1. Tam giáo đồng nguyên từ góc nhìn lịch đại Ở Việt Nam, từ thời Lý - Trần trở đi, xu hướng “sùng Phật ngưỡng Nho” ngày càng trở nên rõ nét, dần dần tạo thành một sự dung hòa “Tam giáo đồng nguyên” (Đạo - Phật - Nho) trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tuy nhiên, trên góc độ lý luận, ảnh hưởng của Đạo không thể bằng của Nho và Phật. Về cơ bản, chỉ có Nho giáo và Phật giáo là có ảnh hưởng sâu rộng đối với tư tưởng truyền thống Việt Nam. Tuy nhiên, tính chất ảnh hưởng này lại có sự khác nhau. Nhà cầm quyền tôn sùng Phật giáo phần nhiều trên lĩnh vực tinh thần; còn thực tế việc dụng, phát huy vai trò của những thiền sư có tài. Nho giáo thì lại khác. Nho giáo được sử dụng trên các phương diện quản lý đất nước, đưa ra các chính sách, đường hướng đối nội, đối ngoại, xác lập chế độ triều chính và trật tự xã hội, xây dựng tôn ti trật tự từ triều đình cho đến xóm thôn. Có thể nói, về đại thể, hai triều đại Lý - Trần đều sùng bái Phật giáo, song đồng thời cũng rất coi trọng Nho giáo, từng bước lấy Nho học và các thiết chế Nho giáo làm công cụ để bảo đảm triều đình và chế độ xã hội, làm nền tảng lý luận và tư tưởng chính trị để duy trì chế độ vua - tôi. Chủ trương Tam giáo đồng nguyên ở Việt Nam được biết đến từ cuối thế kỷ thứ II qua tác phẩm “Lý hoặc luận” của Mâu Tử. Ngay trong bài Tựa sách, Mâu Tử viết: “Bèn mài chí theo đạo Phật, cùng nghiên cứu Lão Tử, lấy huyền diệu làm rượu ngon, lấy Ngũ kinh làm đàn sáo. Người thế tục đa số không biết, cho Mâu Tử đã phản lại ngũ kinh mà theo dị đạo. Thực ra nếu mở miệng ra tranh luận với họ thì cũng là phi đạo, mà im lặng thì ra như bất lực, bèn dùng bút mực, lược dẫn lời thánh hiền mà chứng giải điều mình nghĩ”(2). Thời Lý - Trần là thời kỳ Phật giáo có sự phát triển và sức ảnh hưởng xã hội vô cùng mạnh mẽ. Chính vì vậy, cần lý giải thêm về lý do đối với giáo dục .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.