Nội dung bài viết nói về tiểu sử và sự nghiệp của đệ tam tổ thiền phái trúc Lâm Huyền Quang. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | An sinh x· héi ®èi víi ng-êi lao ®éng di c- tõ n«ng th«n ra ®« thÞ . TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐỆ TAM TỔ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM HUYỀN QUANG NGUYỄN MINH TƯỜNG* Huyền Quang Thiền sư (1254 - 1334) là Đệ tam tổ Thiền phái Trúc Lâm đời Trần. Đệ nhất tổ là Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308); Đệ nhị tổ là Thiền sư Pháp Loa (1284 1330). Huyền Quang thiền sư vốn tên là Lý Đạo Tái(1), quê ở hương Vạn Tải, thuộc lộ Bắc Giang Hạ (đời Lê Thánh Tông đổi là xã Vạn Tư, huyện Gia Định, nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh). Nhà ông ở phía đông - nam chùa Ngọc Hoàng. Thân phụ của Huyền Quang là Lý Tuệ Tổ, khi trong tuổi đang đi học, thì giặc Chiêm Thành sang cướp phá Đại Việt, ông tòng quân và lập công trong chiến trận. Vì thế, vua Trần định cho làm quan, nhưng Lý Tuệ Tổ từ chối, trở về vui thú ruộng vườn, thảnh thơi ngày tháng, ham xem sách lạ, truyện kỳ(2). Thân mẫu của Thiền sư họ Lê là người đức hạnh, kính thờ cha mẹ chồng hết mực hiếu thuận. Đến 30 tuổi mà chưa có con trai, bà thường đến chùa Ngọc Hoàng cầu tự. Ngôi chùa này có tiếng linh thiêng, cầu cúng điều gì đều được ứng nghiệm. Vì thế, sau đó, Thiền sư Huyền Quang ứng sinh. Sách Tam tổ thực lục cho biết: Tổ tướng mạo khôi ngôi, có chí khí của một bậc trác việt, cha mẹ hết lòng yêu thương dạy cho học chữ. Tổ học một biết mười, có tài của Nhan tử Á Thánh(3), mới đặt tên là Tải Đạo(4). Năm 20 tuổi, Huyền Quang thi Hương đỗ, năm sau đỗ đầu khoa thi Hội. Theo Tam tổ thực lục: cha mẹ định cưới vợ cho ông, nhưng ông không ưng thuận. Vua Trần định gả công chúa Liễu Nữ, cháu An Sinh vương cho ông, nhưng ông từ chối. Sau khi thi đỗ, Huyền Quang được sung vào Viện Nội hàn. Trong khi làm quan trong triều, ông từng phụng mệnh tiếp sứ giả phương Bắc, bởi vì Huyền Quang là người thông Phó giáo sư, tiến sỹ, Viện Sử học. Họ tên thật của Huyền Quang, nhiều sách chép khác nhau: Trần Đạo Tái (Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt thi tuyển); Lý Tải Đạo (Tam tổ thực lục); Lý Đạo Tái (được nhiều sách nói đến). (2) Tam