Công bằng xã hội là một phạm trù có tính lịch sử, được tiếp cận dưới rất nhiều góc độ khác nhau: 1- Từ góc độ đạo đức, pháp lý (tương ứng giữa giá trị cá nhân và chuẩn mực xã hội); 2- Từ góc độ kinh tế (sự tương xứng giữa lao động và thu nhập, giữa cống hiến và hưởng thụ); 3- Từ góc độ chính trị, xã hội (bình đẳng đối với các cơ hội và điều kiện thực hiện cơ hội). | ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI TỪ GÓC NHÌN NHÓM LỢI ÍCH NGUYỄN THỊ MAI HOA* 1. Công bằng xã hội - thước đo nhân văn của xã hội * Ngược dòng lịch sử, khái niệm “công bằng” xuất hiện từ rất sớm và gắn liền với tên tuổi của nhà triết học vĩ đại Aristotle (sinh năm 384 TCN). Tuy nhiên, theo một số nhà khoa học trên thế giới, khái niệm “công bằng xã hội” (Social Justice) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1840 trong công trình nghiên cứu Luận thuyết pháp luật của nhà triết học D'Adzelo1. Sau đó, khái niệm này được nhà triết học bàn sâu hơn trong cuốn Chủ nghĩa duy lợi3 (xuất bản năm 1900). Hiện nay, “công bằng xã hội” trở thành vấn đề nóng bỏng, là trọng tâm hoạch định, thực hiện chính sách của nhiều quốc gia trên toàn cầu và được các nhà nghiên cứu đương đại như , FA Hayek, R. Nozick, R. Dahrendorf, J. Habermas, Richard Rorty, , B. Barry, Walter Lippmann, W. Galston, G. Hart tiếp tục luận thuyết. Các nhà nghiên cứu thuộc nhiều trường phái khác nhau đã đưa ra ba mô thức công bằng xã hội: 1- Công bằng hiệu chỉnh; 2Công bằng phân phối; 3- Công bằng giao hoán. Ba mô thức này được hiểu như sau: 1- Công bằng hiệu chỉnh biểu thị bằng Tiến sỹ, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội. * tương quan giữa sai phạm (tội lỗi) với hình phạt (trừng phạt); 2- Sự phân phối công bằng là nền tảng đạo lý cốt lõi nhất của mọi mối quan hệ xã hội; 3- Công bằng là sự tự do giao hoán trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi. Ủng hộ mô thức thứ nhất, nhà chính trị học Mỹ N. Fraser cho rằng, “công bằng không đồng nhất với cào bằng mà là sự thừa nhận các giá trị cá nhân đặt trong tương quan với hệ quy chuẩn mang tính khách quan”4. Đại diện tiêu biểu cho mô thức thứ hai là nhà triết học Mỹ J. Rawls với quan điểm: “Công bằng xã hội đạt được thông qua việc điều hòa lợi ích xã hội trên cơ sở sự phân bố các quyền và nghĩa vụ; chi phí và lợi nhuận trong hợp tác xã hội”5. Thuộc trường phái - mô thức thứ ba, nhà xã hội học Mỹ T. .