Một số suy nghĩ về giáo dục đạo đức công dân ở Việt Nam hiện nay

Giáo dục đạo đức phải trở thành vấn đề quan trọng”, qua đó khẳng định vai trò quan trọng của việc tăng cường trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ở tất cả các khu vực trên toàn cầu. | MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NGÔ ĐÌNH XÂY* 1. Giáo dục đạo đức* Bất kỳ ở đâu và ở bất kỳ thời đại nào, thì vấn đề giáo dục đạo đức công dân bao giờ cũng được chú ý và là vấn đề có ý nghĩa quyết định chiều hướng vận động và sự hưng thịnh của một quốc gia, một chế độ. Ngay trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, thì vấn đề giáo dục đạo đức công dân, đặc biệt cho lứa tuổi học sinh, càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà ngày 15/5/2012, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã tổ chức hội thảo với tiêu đề “Giáo dục đạo đức phải trở thành vấn đề quan trọng”, qua đó khẳng định vai trò quan trọng của việc tăng cường trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ở tất cả các khu vực trên toàn cầu. Cũng chính vì lẽ đó, từ năm 2011, UNESCO đã thúc đẩy việc thành lập Hiệp hội quốc tế về đạo đức trong giáo dục (IAEE) nhằm khuyến khích các nước trên thế giới đưa giáo dục đạo đức trở thành vấn đề học thuật nghiêm túc và quan trọng để đáp ứng những thách thức về tiến bộ khoa học trên toàn cầu1. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về vấn đề giáo dục đạo đức cho người dân và đưa đạo đức trở thành hạt nhân để điều chỉnh và định hướng con người hành động đúng theo chuẩn mực của thời đại * Phó giáo sư, tiến sỹ, Ban Tuyên giáo Trung ương. như thế nào? Kinh nghiệm đó chính là, các giới lãnh đạo của các thời đại khác nhau đều xác định và xây dựng được một hệ giá trị chuẩn và một mẫu người đạo đức, xem đó như là cơ sở, là điều kiện và là phương hướng để tiến hành giáo dục đạo đức cho người dân. Trên cơ sở đó, hình thành mẫu người mà thời đại cần hướng tới - mẫu người tạo nên đặc trưng riêng, tạo động lực và tạo nên rường cột cho mỗi thời đại. Như chúng ta biết, đạo đức là phạm trù vừa thuộc hình thái ý thức xã hội, vừa thuộc phạm trù quan hệ xã hội; nó được xác lập bởi một hệ giá trị chuẩn trong giao tiếp xã hội. Đạo đức có vai trò điều .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
4    85    2    29-04-2024
5    57    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.